Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mường Mùn Giữ Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Mường Mùn Giữ Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng
Ngày đăng: 19/11/2014

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tuần Giáo, đời sống của người dân Mường Mùn còn nhiều khó khăn; đồng thời kiến thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế nên việc khai thác, tận dụng gỗ rừng còn diễn ra. Đây chính là nguyên nhân xảy ra một số vụ đốt rừng làm nương, chặt phá rừng trái phép trên địa bàn xã vài năm trước đây.

Như vụ chặt phá, đốt rừng làm nương xảy ra tháng 3/2012 thuộc bản Lúm gây thiệt hại 13,6ha rừng, trong đó trên 3ha thuộc trạng thái IIa (rừng phục hồi) với mức độ thiệt hại 65%; trên 10ha trạng thái rừng thuộc đất lâm nghiệp, thiệt hại 100%.

Nhờ thực hiện tốt việc giao rừng cho người dân nên rừng ở xã Mường Mùn ngày càng phát triển cả về diện tích và chất lượng.

Được biết, sau khi để xảy ra vụ chặt phá, đốt rừng làm nương năm 2012, chính quyền xã Mường Mùn đã có nhiều biện pháp phối hợp với kiểm lâm địa bàn xã và các cơ quan ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng tốt hơn. Theo đó, chính quyền địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời giao 17/18 bản có rừng thành lập tổ, đội bảo vệ rừng cấp bản; xây dựng các quy ước, hương ước bảo vệ rừng.

Ông Quàng Văn Phúng, Chủ tịch UBND xã Mường Mùn cho biết: Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND xã đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý các đối tượng hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Cũng theo ông Phúng, thời gian qua, nhờ thực hiện việc giao rừng và chính sách chi trả DVMTR tới các thôn, bản, hộ dân nên tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương đã giảm đáng kể. Bởi theo ông Phúng, khi người dân được hưởng lợi từ rừng thì ắt họ sẽ bảo vệ rừng tốt hơn.

Chính vì vậy, việc chi trả DVMTR đã dần thay đổi nhận thức của người dân về rừng và bảo vệ rừng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời giúp người dân thêm gắn bó với rừng.

Anh Lò Văn Rót, Trưởng bản Hỏm, một trong những bản có diện tích rừng nhiều nhất của xã, cho biết: Thời gian qua, dân bản được hưởng lợi từ việc chi trả DVMTR, nên ý thức được việc bảo vệ và phát triển rừng. Những năm qua diện tích rừng thuộc khu vực bản quản lý không xảy ra tình trạng cháy, đốt rừng làm nương, đồng thời tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép cũng không xảy ra.

Bên cạnh việc thành lập ban, tổ đội bảo vệ rừng từ cấp xã đến bản và việc giao rừng cho người dân thì thời gian qua, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền xã tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn. Vận động các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh chế biến lâm sản ký cam kết không vi phạm pháp luật về quản lý lâm sản; tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến từng bản.

Trong 9 tháng năm 2014, toàn xã đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến lồng ghép Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Phòng cháy, chữa cháy rừng vào các buổi họp bản cho hàng nghìn lượt người tham gia. Thông qua các buổi tuyên truyền, chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm cũng nhận được nhiều ý kiến, cách thực hiện bảo vệ và phát triển rừng tốt từ người dân.

Anh Quàng Văn Thông, cán bộ kiểm lâm xã cho biết: Nhờ thực hiện tốt việc tuyên truyền, thời gian qua người dân trên địa bàn xã đã làm chủ những cánh rừng nơi mình sinh sống; phát huy được vai trò của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng; việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép không còn xảy ra. Từ năm 2013 đến nay xã cũng không xảy ra cháy rừng; vốn rừng ngày càng phát triển cả về diện tích và chất lượng.

Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/m%C6%B0%E1%BB%9Dng-m%C3%B9n-gi%E1%BB%AF-r%E1%BB%ABng-%C4%91%E1%BB%83-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-l%E1%BB%A3i-t%E1%BB%AB-r%E1%BB%ABng


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng cây mì Vĩnh Thạnh Triển vọng cây mì Vĩnh Thạnh

Theo kế hoạch, tháng 1.2016, Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định sẽ đi vào hoạt động. Đây là điều kiện thuận lợi để người trồng mì ở huyện Vĩnh Thạnh bán sản phẩm dễ dàng, có thêm thu nhập.

30/11/2015
Tuyển chọn các giống lúa thích hợp cho vùng tôm lúa Sóc Trăng Tuyển chọn các giống lúa thích hợp cho vùng tôm lúa Sóc Trăng

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, do ảnh hưởng của El Nino làm cho nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.

30/11/2015
Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao

Những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa thông thường sang thâm canh những giống lúa có chất lượng cao (CLC), trong đó có nếp cái hoa vàng. Hiệu quả bước đầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường phản hồi tích cực.

30/11/2015
Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16 Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện công ty đã đưa về 8 giống mía từ Viện Nghiên cứu mía đường và đang tiến hành trồng khảo nghiệm tại trại thực nghiệm của Casuco ở huyện Phụng Hiệp và một số hộ dân bên ngoài.

30/11/2015
Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía

Thới Bình là huyện trọng điểm của Cà Mau về quy hoạch trồng mía, nhưng từ nhiều năm nay, người dân không thể sống với cây mía nên đã "phá rào" chuyển đổi qua nuôi trồng cây con khác. Thực trạng trên đến nay đã đến mức báo động.

30/11/2015