Mường Khương (Lào Cai) Trồng Mới 75 Ha Cây Quýt Ngọt

Năm 2014, huyện Mường Khương (Lào Cai) sẽ trồng mới 75 ha cây quýt ngọt (nâng tổng diện tích cây quýt ngọt của toàn huyện lên 217 ha) tại các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ và thị trấn Mường Khương.
Vụ trồng chính sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm, cây quýt giống đã được chiết ghép và chăm sóc tốt tại vườn ươm thị trấn Mương Khương. Các xã đang triển khai rà soát lại quỹ đất, phát dọn thực bì, khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành giao cây giống để bà con trồng .
Hiện, diện tích cây quýt ngọt tại huyện Mường Khương là 142 ha, trong đó 30 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân ước đạt 40 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 120 tấn/năm.
Giá quả quýt ngọt Mường Khương bán cao hơn quýt cùng loại nhập khẩu, đầu vụ giá bán tại vườn khoảng 17 – 25 nghìn đồng/kg, thu nhập đạt từ 60 – 80 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cây quýt ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại nhiều tiểu vùng của huyện, quýt Mường Khương có vị ngọt đậm, chắc quả và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.