Mường Khương (Lào Cai) Sản Lượng Chè Búp Tươi Đạt 1.200 Tấn

Từ đầu năm đến nay, sản lượng chè búp tươi trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đạt 1.200 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện diện tích chè hàng hóa toàn huyện Mường Khương là 1.440 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm 80%. Với giá bán bình quân đạt 5.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất chè búp tươi đạt khoảng 6,6 tỷ đồng.
Để đảm bảo chất lượng chè búp tươi sau khi thu hái, doanh nghiệp sản xuất chè đã tổ chức mạng lưới thu mua tới trung tâm các thôn, giúp người dân không phải đầu tư phí vận chuyển.
Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.
Công ty TNHH một thành viên chè Thanh Bình đã thực hiện ươm trên 5 triệu bầu giống, chủ yếu là giống chè Shan, Kim tuyên. Hiện cây chè giống sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo đủ cung cấp giống cho diện tích trồng mới theo kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.