Mường Chà Được Mùa Lúa Chiêm Xuân

Cuối tháng 5, nông dân huyện Mường Chà bước vào những ngày thu hoạch cuối cùng của vụ lúa đông xuân. Vụ này Mường Chà được mùa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Trong các thôn bản, bà con tận dụng từng khoảng trống bằng phẳng, tranh thủ trời nắng để phơi lúa.
Anh Lý A Hênh, bản Na Sang, xã Na Sang cho biết: Vụ đông xuân năm nay, gia đình tôi gieo 1.500m2 lúa. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc theo sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp xã và thời tiết cũng tương đối thuận lợi nên vụ lúa này gia đình tôi thu hoạch được 33 bao thóc, tăng 4 bao so với vụ đông xuân năm 2013.
Mường Tùng là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa nước và là 1 trong 3 xã (Mường Tùng, Na Sang, Mường Mươn) có diện tích lúa đông xuân lớn nhất huyện Mường Chà.
Ở đây, thời gian sản xuất vụ đông xuân đúng vào mùa nước cạn của các con sông, suối như Nậm Lay, Nậm He... nên bà con nông dân các bản vùng ngoài của xã Mường Tùng đã tận dụng các bãi bồi đất đai màu mỡ để sản xuất lúa chiêm xuân.
Anh Quàng Văn Xuân, bản Phiêng Ban, xã Mường Tùng cho biết: Vụ đông xuân, năm nào gia đình tôi cũng tận dụng được khoảng 2.000m2 trên các bãi bồi của sông, suối mùa nước cạn để gieo cấy. Năm nay được mùa, gia đình tôi thu hoạch được 40 bao thóc, nhiều hơn năm ngoái 5 bao.
Ông Lò Văn Hùng, Phó Chủ tịch xã Mường Tùng cho biết: Với lợi thế có nhiều bãi bồi sông, suối nên vụ đông xuân, xã Mường Tùng có diện tích sản xuất lớn nhất huyện. Năm nay, toàn xã gieo cấy 87,2ha lúa, tăng 1,05ha so với vụ chiêm năm 2013.
Ngay từ đầu vụ, chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông kết hợp các trưởng bản làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm đất, chuẩn bị phân bón, cơ cấu giống hợp lý, gieo trồng đúng khung thời vụ. Thời tiết năm nay cũng tương đối ổn định, là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Mặt khác, chính quyền và người dân đã chủ động theo dõi tình hình, diễn biến của các loại dịch bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời nên cây lúa được bảo vệ an toàn. Do đó, vụ đông xuân năm nay được mùa. Năng suất bình quân của xã đạt 48,2 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha so với vụ chiêm năm 2013).
Hiện nay, huyện Mường Chà đã thu hoạch được 80% diện tích. Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho thấy: sản xuất vụ lúa đông xuân năm nay trên địa bàn tương đối thuận lợi, diện tích gieo trồng tăng 8,15ha so với vụ đông xuân năm 2013; người dân tuân thủ đúng lịch thời vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với chủ động phòng chống dịch bệnh.
Qua thăm đồng, định sản, năng suất bình quân toàn huyện ước đạt 47 tạ/ha (tăng 1 tạ/ha); sản lượng toàn huyện ước đạt 1.202,5 tấn (tăng 54,7 tấn) so với vụ đông xuân năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.

Chiều ngày 30/6/2015, Công an huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy vừa bắt quả tang Trần Thanh Hoàng (SN 1966, ngụ khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười), đang vận chuyển 70kg tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất mang đi tiêu thụ.

Tính đến nay, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 150 lượt hộ thả nuôi cá lóc, số lượng 8,346 triệu con giống trên diện tích mặt nước 15,98ha, song song đó, có 181 lượt hộ thu hoạch với sản lượng 2.415 tấn.

Lý do tạm ngưng là do khi thực hiện đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu, các đơn vị tham gia gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả