Mường Ảng Nỗ Lực Xóa Đói Giảm Nghèo

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).
Các điều kiện phục vụ sản xuất trên địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập; người dân sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, do vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mức bình quân chung của tỉnh. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo trên địa bàn, Huyện ủy Mường Ảng xác định phải căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương như: trình độ sản xuất của nhân dân; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng trên địa bàn... để xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan chuyên môn tập trung đưa ra những giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt nội dung nghị quyết. Hàng loạt nghị quyết chuyên đề: Mở rộng diện tích trồng và nâng cao chất lượng hạt cây cà phê; mở rộng diện tích khai hoang; nâng cao chất lượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; các tiêu chí trong xây dựng và phát triển nông thôn mới... được triển khai thực hiện nghiêm túc đã và đang góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững tại địa phương. Việc đưa nghị quyết Đảng các cấp vào cuộc sống đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về vai trò của cấp ủy Đảng trong lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân phát triển kinh tế.
Ông Hà Văn Quân, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng cho biết: Để các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn được triển khai hiệu quả, trước hết phải xác định ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đưa ra các chỉ tiêu phát triển hợp lý; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, đồng thời làm tốt công tác vận động nhân dân tự lực trong phát triển kinh tế gia đình. Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo do UBND tỉnh tổ chức cuối tháng 3/2013, huyện Mường Ảng được đánh giá đạt nhiều thành tích trong xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Mường Ảng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất như: chuyển giao tiến bộ khoa học trong chăn nuôi gà lai thả vườn; nuôi cá hệ VAC; lai ghép các giống cà phê để tăng năng suất, chất lượng hạt... Ông Đặng Văn Năm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Do làm tốt công tác ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất mà những năm qua, huyện luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế xã hội như: Chương trình 134/CP, 135/CP; 102/CP; Nghị quyết 30a; các chương trình trợ giá, trợ cước... được triển khai hiệu quả. Tập trung thực hiện các biệp pháp xóa đói giảm nghèo, trong 3 năm qua, huyện Mường Ảng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 68,43% năm 2011 xuống còn 42,22% cuối năm 2013; trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Tứ (bản Co Sáng, xã Ẳng Cang), được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Tây Bắc, anh Tứ đầu tư trồng 5ha cà phê lai ghép (gốc cà phê Catimor với trồi cà phê Tây Nguyên 1). Mô hình lai ghép thành công, sản lượng thu hoạch tăng 3 - 5 tấn/ha so với giống cà phê truyền thống. Bình quân hàng năm gia đình anh Tứ thu nhập 100 - 120 triệu đồng từ vườn cà phê.
Mô hình phát triển kinh tế hộ của gia đình bà Phạm Thị Hiền (khối 2, thị trấn Mường Ảng) được tạo nên bởi nhiều nghề khác nhau: nuôi ếch thương phẩm; trồng cà phê; làm mộc; nuôi gà thả vườn. Lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất nào gia đình bà Hiền cũng chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mỗi năm, thu nhập của gia đình bà Hiền đạt từ 200 - 300 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ngư dân Quảng Ngãi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Mới đây, ngư dân Quảng Ngãi đã được thí điểm ứng dụng đèn LED vào khai thác hải sản xa bờ, mở ra thêm nhiều triển vọng mới, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả làm ăn.

Tính đến ngày 24-7, toàn Sóc Trăng tỉnh thả nuôi 30.988,2ha, đạt 68,86% kế hoạch; trong đó, tôm sú 15.529,3ha và tôm thẻ 15.458,9ha. Một trong những nguyên nhân làm tiến độ thả nuôi chậm là do nắng nóng kéo dài và đặc biệt giá tôm xuống thấp hơn cùng kỳ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg… Nhưng nuôi tôm nước lợ không phải không có lối ra.

Ngày 28/7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Sở NN&PTNT có diện tích nuôi cá tra lớn như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ tổ chức Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội thảo.

Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.

Một vùng quê ven biển có phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi; con người cần cù, năng động, sáng tạo luôn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất… đã tạo ra những bước đột phá bước đầu và đang vươn lên trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.