Mường Ảng Nỗ Lực Xóa Đói Giảm Nghèo

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).
Các điều kiện phục vụ sản xuất trên địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập; người dân sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, do vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mức bình quân chung của tỉnh. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo trên địa bàn, Huyện ủy Mường Ảng xác định phải căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương như: trình độ sản xuất của nhân dân; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng trên địa bàn... để xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan chuyên môn tập trung đưa ra những giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt nội dung nghị quyết. Hàng loạt nghị quyết chuyên đề: Mở rộng diện tích trồng và nâng cao chất lượng hạt cây cà phê; mở rộng diện tích khai hoang; nâng cao chất lượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; các tiêu chí trong xây dựng và phát triển nông thôn mới... được triển khai thực hiện nghiêm túc đã và đang góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững tại địa phương. Việc đưa nghị quyết Đảng các cấp vào cuộc sống đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về vai trò của cấp ủy Đảng trong lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân phát triển kinh tế.
Ông Hà Văn Quân, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng cho biết: Để các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn được triển khai hiệu quả, trước hết phải xác định ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đưa ra các chỉ tiêu phát triển hợp lý; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, đồng thời làm tốt công tác vận động nhân dân tự lực trong phát triển kinh tế gia đình. Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo do UBND tỉnh tổ chức cuối tháng 3/2013, huyện Mường Ảng được đánh giá đạt nhiều thành tích trong xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Mường Ảng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển sản xuất như: chuyển giao tiến bộ khoa học trong chăn nuôi gà lai thả vườn; nuôi cá hệ VAC; lai ghép các giống cà phê để tăng năng suất, chất lượng hạt... Ông Đặng Văn Năm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Do làm tốt công tác ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất mà những năm qua, huyện luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế xã hội như: Chương trình 134/CP, 135/CP; 102/CP; Nghị quyết 30a; các chương trình trợ giá, trợ cước... được triển khai hiệu quả. Tập trung thực hiện các biệp pháp xóa đói giảm nghèo, trong 3 năm qua, huyện Mường Ảng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 68,43% năm 2011 xuống còn 42,22% cuối năm 2013; trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Tứ (bản Co Sáng, xã Ẳng Cang), được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Tây Bắc, anh Tứ đầu tư trồng 5ha cà phê lai ghép (gốc cà phê Catimor với trồi cà phê Tây Nguyên 1). Mô hình lai ghép thành công, sản lượng thu hoạch tăng 3 - 5 tấn/ha so với giống cà phê truyền thống. Bình quân hàng năm gia đình anh Tứ thu nhập 100 - 120 triệu đồng từ vườn cà phê.
Mô hình phát triển kinh tế hộ của gia đình bà Phạm Thị Hiền (khối 2, thị trấn Mường Ảng) được tạo nên bởi nhiều nghề khác nhau: nuôi ếch thương phẩm; trồng cà phê; làm mộc; nuôi gà thả vườn. Lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất nào gia đình bà Hiền cũng chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mỗi năm, thu nhập của gia đình bà Hiền đạt từ 200 - 300 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.

Cây chè được xác định là cây mũi nhọn, nhưng trong nhiều thập niên qua vẫn chưa thực sự giúp người làm chè ở Hà Thượng giàu lên. Hơn thế, sản phẩm chè chưa an toàn khiến người thưởng trà không mặn mà, thậm chí không biết đến chè Hà Thượng. Với tâm huyết và trách nhiệm, những cán bộ của NuiPhao Mining đã góp phần đưa chè Hà Thượng từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.