Mường Ảng chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Đức, Trưởng Trạm Thú y huyện Mường Ảng, cho biết: Ngay khi bước vào mùa nắng nóng, Trạm Thú y huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc của gia đình mình. Hàng tháng, cán bộ thú y từ huyện đến cơ sở thường xuyên xuống các thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc.
Trong đó, chú trọng việc vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng có khả năng loại trừ và hạn chế mầm bệnh hiệu quả. Cán bộ thú y còn hướng dẫn người dân xây dựng, gia cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thoáng mát; không chăn thả gia súc khi trời nắng nóng, đồng thời tăng khẩu phần thức ăn dinh dưỡng để đàn vật nuôi đủ sức chống nắng; cho gia súc uống đủ nước… Đối với hộ chăn nuôi nhiều gia súc cần áp dụng phương pháp rắc vôi bột để tiêu độc khử trùng.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Trạm Thú y huyện còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc. Thời điểm hiện tại, Trạm triển khai tiêm được 11.725 liều vắc xin tụ huyết trùng cho lợn và 1.250 liều vắc xin dại cho chó. Dự kiến trong thời gian tới, Trạm sẽ triển khai tiêm 11.525 liều vắc xin lở mồm long móng, 4.575 liều vắc xin nhiệt thán và 11.525 liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò; 11.725 liều vắc xin dịch tả lợn.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Đặc biệt, để ngăn chặn nguy cơ gia súc, gia cầm lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, Trạm Thú y huyện còn chủ động phối hợp với đội Quản lý thị trường, công an các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra các điểm giết mổ gia súc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn huyện nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc… Bên cạnh đó, Trạm còn chỉ đạo đội ngũ thú y cơ sở tăng cường công tác kiểm tra phát hiện sớm những trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên thịt heo đạt chuẩn VietGAP có kênh tiêu thụ riêng, góp phần tạo ra phân khúc thịt an toàn VietGAP mà người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng nhiều nhờ bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đó là kết quả của hơn 5 năm thực hiện Dự án Lifsap - nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.