Mường Ảng chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Đức, Trưởng Trạm Thú y huyện Mường Ảng, cho biết: Ngay khi bước vào mùa nắng nóng, Trạm Thú y huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc của gia đình mình. Hàng tháng, cán bộ thú y từ huyện đến cơ sở thường xuyên xuống các thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc.
Trong đó, chú trọng việc vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng có khả năng loại trừ và hạn chế mầm bệnh hiệu quả. Cán bộ thú y còn hướng dẫn người dân xây dựng, gia cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thoáng mát; không chăn thả gia súc khi trời nắng nóng, đồng thời tăng khẩu phần thức ăn dinh dưỡng để đàn vật nuôi đủ sức chống nắng; cho gia súc uống đủ nước… Đối với hộ chăn nuôi nhiều gia súc cần áp dụng phương pháp rắc vôi bột để tiêu độc khử trùng.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Trạm Thú y huyện còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc. Thời điểm hiện tại, Trạm triển khai tiêm được 11.725 liều vắc xin tụ huyết trùng cho lợn và 1.250 liều vắc xin dại cho chó. Dự kiến trong thời gian tới, Trạm sẽ triển khai tiêm 11.525 liều vắc xin lở mồm long móng, 4.575 liều vắc xin nhiệt thán và 11.525 liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò; 11.725 liều vắc xin dịch tả lợn.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Đặc biệt, để ngăn chặn nguy cơ gia súc, gia cầm lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, Trạm Thú y huyện còn chủ động phối hợp với đội Quản lý thị trường, công an các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra các điểm giết mổ gia súc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn huyện nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc… Bên cạnh đó, Trạm còn chỉ đạo đội ngũ thú y cơ sở tăng cường công tác kiểm tra phát hiện sớm những trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.