Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...
Ngày đăng: 24/07/2014

"Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa"...

(Thơ Tản Đà)

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Đặc biệt, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Cây rau sắng mọc nhiều ở chùa Hương (Hà Nội) và được coi là đặc sản của vùng này. Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch -mùa lễ hội chùa Hương, rau có giá bán khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 1 triệu đồng/kg.

Việc lựa chọn đất trồng là nơi có độ ẩm cao, đất tơi xốp, độ mùn cao. Đất được làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành đào hố, kích thước hố 40x40x40 cm. Bố trí cây trồng: cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,2 m, bố trí trồng hình nanh sấu, song song với đường đồng mức. Vị trí trồng tập trung ở chân đồi.

Bón lót phân chuồng 0,5 đến 5 kg/hố, và phân NPK 0,2 kg/hố. Bón và lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch) hoặc vụ thu từ tháng 8-9 âm lịch. Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời râm mát, tốt nhất sau khi có mưa tiến hành vận chuyển và đem trồng.

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng, được triển khai trong ba năm.


Có thể bạn quan tâm

Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.

13/08/2016
Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

18/08/2016
Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh

Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.

18/08/2016
Trồng khoai lang leo giàn, mỏi tay thu hoạch củ và lá Trồng khoai lang leo giàn, mỏi tay thu hoạch củ và lá

Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

21/08/2016
Phong bò giàu chí vượt khó Phong bò giàu chí vượt khó

Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.

22/08/2016