Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

"Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa"...
(Thơ Tản Đà)
Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.
Đặc biệt, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Cây rau sắng mọc nhiều ở chùa Hương (Hà Nội) và được coi là đặc sản của vùng này. Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch -mùa lễ hội chùa Hương, rau có giá bán khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 1 triệu đồng/kg.
Việc lựa chọn đất trồng là nơi có độ ẩm cao, đất tơi xốp, độ mùn cao. Đất được làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành đào hố, kích thước hố 40x40x40 cm. Bố trí cây trồng: cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,2 m, bố trí trồng hình nanh sấu, song song với đường đồng mức. Vị trí trồng tập trung ở chân đồi.
Bón lót phân chuồng 0,5 đến 5 kg/hố, và phân NPK 0,2 kg/hố. Bón và lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch) hoặc vụ thu từ tháng 8-9 âm lịch. Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời râm mát, tốt nhất sau khi có mưa tiến hành vận chuyển và đem trồng.
Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng, được triển khai trong ba năm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.

Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 đã thực hiện chi hỗ trợ cho 1.021 lượt tàu cá của ngư dân trong tỉnh theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ nhiên liệu 137,5 tỷ đồng, kinh phí còn lại là hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và máy thông tin liên lạc.

Trước đây, mô hình gia cầm, chủ yếu là các loại gà và vịt xiêm theo quy mô nhỏ tại gia đình rất phát triển. Gần đây, các loại vịt ta được nhiều gia đình phát triển nuôi theo dạng nhốt chuồng với số lượng phổ biến từ 10 - 30 con, thậm chí có hộ nuôi từ 50 - 70 con theo hình thức làm chuồng nhốt vịt hoàn toàn trên cạn hoặc tận dụng ao, một đoạn kênh rạch gần nhà giăng lưới, làm chuồng nuôi nửa trên cạn, nửa dưới nước.