Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...
Ngày đăng: 24/07/2014

"Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa"...

(Thơ Tản Đà)

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Đặc biệt, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Cây rau sắng mọc nhiều ở chùa Hương (Hà Nội) và được coi là đặc sản của vùng này. Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch -mùa lễ hội chùa Hương, rau có giá bán khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 1 triệu đồng/kg.

Việc lựa chọn đất trồng là nơi có độ ẩm cao, đất tơi xốp, độ mùn cao. Đất được làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành đào hố, kích thước hố 40x40x40 cm. Bố trí cây trồng: cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,2 m, bố trí trồng hình nanh sấu, song song với đường đồng mức. Vị trí trồng tập trung ở chân đồi.

Bón lót phân chuồng 0,5 đến 5 kg/hố, và phân NPK 0,2 kg/hố. Bón và lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch) hoặc vụ thu từ tháng 8-9 âm lịch. Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời râm mát, tốt nhất sau khi có mưa tiến hành vận chuyển và đem trồng.

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng, được triển khai trong ba năm.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

03/11/2014
Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

03/11/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

03/11/2014
10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản 10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

03/11/2014
Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

03/11/2014