Muối Tăng Giá, Diêm Dân Bám Ruộng

Chúng tôi về xã Chí Công, huyện Tuy Phong những ngày này dưới cái nắng hừng hực táp vào da mặt thật khó chịu. Tuy nhiên, đối với diêm dân, đây là thời điểm thuận lợi để họ ra đồng sản xuất muối.
Cầm nắm muối trắng tinh trong tay vừa mới vớt lên từ ruộng, ông Phan Đương, diêm dân thôn Hiệp Đức 1 nhớ lại: Vụ mùa năm ngoái giá muối rớt thê thảm, chỉ còn 300-500 ngàn đồng/tấn, gia đình ông sản xuất không đủ chi phí để bù lỗ. Có thời điểm muối sản xuất ra thương lái cũng chẳng thèm hòi han, nên nằm chất đống phủ bạt. Để chữa cháy gia đình ông đành bỏ muối chuyển sang nuôi artemia là ấu trùng làm thức ăn cho tôm hùm để cầm chừng. Thế nhưng nỗi buồn nhanh chóng qua đi khi từ đầu năm nay giá muối bắt đầu tăng trở lại và ông có cơ hội ra đồng sản xuất muối. Ông Đương cho biết, nếu như tháng trước giá muối tăng lên 700 ngàn đồng/tấn, thì nay là 950 ngàn đồng/tấn và sản xuất muối đã có lãi. Như gia đình ông với 2 sào muối, từ đầu mùa đến nay gia đình ông thu được hơn 20 tấn muối, thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 700-950 ngàn đồng/tấn, sau khi trừ tất cả chi phí ông lãi hơn 12 triệu đồng.
Hiện muối được diêm dân sản xuất ra bán rất chạy, khoảng 2 ngày là có thương lái xuống tận ruộng để thu mua muối. Nhờ đó diêm dân hiện nay hào hứng đẩy mạnh sản xuất muối.
Hộ bên cạnh, anh Nguyễn Thế Bình, người cùng thôn có 6 sào muối. Vụ mùa trước gia đình anh còn tồn đọng hàng chục tấn muối, thì nay nhờ giá tăng nên đã bán sạch. Anh Bình phấn khởi cho biết: Năm ngoái giá muối thấp nên hơn 20 tấn muối gia đình tôi bán không trôi, đành phủ bạt. Cũng may là đầu mùa năm nay giá muối tăng trở lại, nên bán cũng gỡ gạc được chút ít. "Nếu như năm ngoái, muối rớt giá, gia đình tôi không dám mướn nhân công để gánh muối, thì nay tôi mướn thêm 4 nhân công (với giá 70 ngàn đông/công) để tranh thủ sản xuất muối. Hiện nay trung bình mỗi tháng, gia tôi thu được hơn 20 tấn muối, với giá hiện nay, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 700 ngàn đồng/tấn", anh Bình nói.
Nhiều diêm dân nơi đây cho biết thêm, giá muối hiện nay tuy chưa cao so với thời điểm năm 2009, song với mức giá như hiện nay, bà con cũng đã cảm thấy an tâm đầu tư sản xuất muối.
Ông Trương Văn Thanh, phó Chủ tịch UBND xã Chí Công cho biết: Toàn xã có hơn 60 ha khoảng 215 hộ làm muối, chủ yếu ở các thôn Thanh Lương và Hiệp Đức 1, Hiệp Đức 2. Thời điểm này năm ngoái do giá muối thấp nên bà con không còn mặn mà để sản xuất muối, có nhiều hộ chuyển ruộng muối sang nuôi aretima. Tuy nhiên, vụ muối năm nay giá muối tăng trở lại, bà con đã quay lại với ruộng sản xuất muối. Dự kiến sản lượng muối năm này ở địa phương là trên 7.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, giá chuối giảm liên tục đã gây khó khăn cho bà con nông dân.

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.