Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mừng Nhưng Vẫn Lo

Mừng Nhưng Vẫn Lo
Ngày đăng: 11/06/2014

Theo lãnh đạo huyện Châu Thành, địa phương chuyển đổi tập trung đất lúa sang cây thanh long nhiều nhất tỉnh Long An từ hơn 10 năm nay, thu nhập bình quân 1ha thanh long khoảng 350 triệu đồng, giá trung bình 30.000 đồng/kg (thanh long ruột đỏ) và 20.000 đồng/kg (thanh long ruột trắng). Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã tạo cho nông dân cơ hội tăng thêm thu nhập rất nhiều so với trồng lúa.

Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.

Nhưng năm nào cũng vậy, thời điểm này, giá thanh long và nhiều loại trái cây khác đều giảm mạnh do hàng loạt trái cây thu hoạch cùng thời điểm, trong khi nhu cầu không tăng lên. Hiện giá thanh long chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/kg, so với giá thành là lỗ, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo kiểu “ăn tươi” sẽ không thể tiêu thụ hết.

Hơn nữa, việc xuất khẩu trái tươi, dù có thu nhập cao so với lúa nhưng như Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, chỉ có chế biến mới giúp làm tăng giá trị sản phẩm. Thế mà chúng ta mới chỉ tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu trái thanh long trong khi ở Chi Lê, được cho là nơi xuất phát cây thanh long, đã chế biến ra 10 sản phẩm từ thanh long.

Trong một thời gian dài, Việt Nam gần như “một mình một chợ” khi chiếm 90% lượng giao dịch thanh long trên thị trường thế giới, giờ đây, tỷ trọng này ngày càng giảm do nhiều nước đã trồng thanh long hàng hóa cạnh tranh với thanh long Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc.

Vì vậy, càng phải nghĩ đến việc chế biến các sản phẩm khác mà các nước đã và đang áp dụng như bông thanh long ăn như món bông bí Việt Nam, trái non làm dưa chua, vỏ trái thanh long phơi khô để làm phẩm màu hữu cơ, hạt thanh long chiết suất làm tinh dầu cho ngành dược và mỹ phẩm…

Ngay cả Malaysia, nước đưa giống thanh long Việt Nam về trồng chưa đầy 10 năm mà đã chế biến ra 7 sản phẩm từ thanh long. Trong khi Việt Nam có nguồn nguyên liệu thanh long dồi dào nhưng chỉ sử dụng trái chín là rất lãng phí!

Với bối cảnh như vậy, từ sự gợi ý và giúp sức của các nhà khoa học, “doanh nhân nông dân” Trần Quốc Trọng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất chế biến Thanh Long ở xã Long Trì, huyện Châu Thành đã sản xuất thành công rượu vang từ trái thanh long đầu tiên trong cả nước.

Việc vượt qua giai đoạn khởi đầu để sản xuất ra sản phẩm là đáng mừng, nhưng cũng còn không ít nỗi lo. Từ sản xuất ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn là giai đoạn cần phải vượt qua, làm sao người tiêu dùng biết và chấp nhận. Bởi thực tế cho thấy, không phải sản phẩm nông sản nào chế biến ra cũng được người tiêu dùng chấp nhận.

Bài học từ sản phẩm nước chanh giải khát hay nước cà chua cũng đi theo hướng này nhưng đã thất bại. Do vậy, nhiều người chúc mừng khi anh Trọng đã tạo ra sự đột phá trong việc chế biến từ những hàng loại thải nhưng cũng lo cho anh khi chặng đường phía trước vẫn còn chông gai, thậm chí khó khăn hơn cả giai đoạn ban đầu khi anh luôn canh cánh làm sao có thể chế biến ra sản phẩm từ các hàng thải loại của trái thanh long.


Có thể bạn quan tâm

Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng

Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

17/08/2015
Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.

17/08/2015
Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.

17/08/2015
Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

17/08/2015
Cá đồng non lại... lên chợ! Cá đồng non lại... lên chợ!

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!

17/08/2015