Mục Tiêu Năm 2020 Năng Suất Lao Động Nông Nghiệp Sẽ Đạt 2.000 USD/người

Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Sáng qua (25.9), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kế hoạch hành động 4 ngành công nghiệp ưu tiên (công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông thủy sản; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Cao Bảo Anh-Vụ Công nghiệp nặng, đại diện nhóm của ngành máy nông nghiệp của Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Ông Cao Bảo Anh cho biết, với mục tiêu nói trên, ngành sẽ khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc nông nghiệp; khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp các loại máy móc nông nghiệp dựa theo nhu cầu của người dân; đồng thời, xây dựng các quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh máy nông nghiệp lành mạnh...
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phương (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) vào một buổi trưa nắng nóng. Ngồi trong chòi nhỏ bên hiên nhà, xung quanh rộn tiếng gà, vịt, tiếng cây lá xào xạc mát rượi, cùng nhâm nhi tách trà và lắng nghe ông Phương-bằng chất giọng Bình Định rắn rỏi, chậm rãi kể về mình…

Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thủy sản (CNTS) trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Đặc biệt, với tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước CNTS, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nghề CNTS phát triển theo hướng bền vững.