Mục Sở Thị Vườn Cây Ngũ Quả Của Ông Kỹ Sư Nông Dân

Bằng sự yêu nghề ham học hỏi ông Lê Đức Giáp ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) không chỉ ghép thành công 5 loại quả khác nhau trên một loại cây chín, cùng một thời gian, giờ đây ông đã ghép tới 7 loại quả trên cùng một cây nhưng vẫn được cùng thời gian chín.
Mặc dù còn tới hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những người thích chơi cây cách xa tới hơn 2.000km như: TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Lào Cai cũng đã tìm vào tận gia đình nhà ông trước tới hai tháng để tìm mua cho mình một cây ngũ quả ưng ý nhất.
Với những thành công từ những năm trước đây, năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây mang trên mình tới 7 loại quả nhưng vẫn cùng chín một thời gian.
Tuy nhiên, số lượng cây có 7 loại quả cũng chỉ chiếm số ít bởi cây có 5 loại quả vẫn được khách chơi cây chuộng hơn, thích hợp hơn với phong tục, tập quán của người Việt Nam là mâm ngũ quả.
Trao đổi về lượng hàng phục vụ thị trường Tết Giáp Ngọ năm 2014 ông Giáp cho biết, Năm nay gia đình tôi chỉ có khoảng 100 cây bao gồm cả cây ngũ quả và cây 7 quả. Tuy nhiên, đến thời điểm này khách từ TP.Hồ Chí Minh, Lao Cai, Điện Biên xuống đặt tiền mua đã hết 30 cây, giờ chỉ chờ đến ngày là khách hàng vận chuyển về. Riêng khách hàng trong TP.Hồ Chí Minh vì xa nên họ đã chuyển vào luôn.
Giá bán cây ngũ quả cũng rất phong phú thích hợp với từng túi tiền của mỗi gia đình. Có những cây chỉ có bán với mức từ 1,5 - 3 triệu đồng, đây là những loại cây thích hợp với người có túi tiền vừa và ít.
Với những cây đẹp dành cho khách hạng sang giá giao động từ 5 - 7 triệu đồng, nhiều cây gia lên tới hơn 10 triệu.
Tùy từng loại cây mà có giá bán khách nhau. Thường những cây có giá bán cao là những cây to, nhiều quả, các loại quả ghép xen kẽ với nhau.
Có mặt tại vườn cây ngũ quả của gia đình ông Giáp hiện lên trước mặt chúng tôi là một vườn bưởi, xen lẫn là những cây cam Đường canh với màu đỏ sẩm rực rỡ. Trên cùng một cây bưởi có nhưng loại quả khác nhau với những màu sắc riêng tạo nên một bức tranh đa màu sắc.
Theo ông Giáp cho biết, hiện nay các loại quả trên cây vẫn chưa chín nên màu sắc vẫn chưa thực sự bắt mắt khách hàng. Vào thời gian từ 15 - 20 tháng chạp âm lịch lúc đó tất cả các loại quả đều chín thì nhìn vào sẽ đẹp và bắt mắt hơn.
Cũng theo ông Giáp, nếu là cây ngũ quả đẹp, gây ấn tượng được với khách hàng thì cây đó phải thể hiện được cả ở quả và hoa nở trong ngày tết.
Đối với quả, các loại quả phải được ghép xen kẻ với nhau, quả phải đều, chín cùng một thời gian tạo nên vẻ đẹp của cây trong ngày tết. Không dừng lại ở quả mà trong không khí xuân mới cây phải ra hoa, ra lộc, lúc này người làm vườn phải dùng kỹ thuật để điều chỉnh sự ra hoa, ra lộc của cây cho hợp lý.
Trong năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây có 7 loại quả, những cây này thường có giá trên 10 triệu đồng.
Bên cạnh thành công trong việc ghép cây ông Giáp còn thương xuyên hướng dẫn về kỹ thuật, chăm sóc các loại cây ăn quả cho những người làm vườn trong vùng khi có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật.
Do vậy, hàng năm có tới hàng trăm người làm vườn đã được ông hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, tạo quả, nhiều người đã thành công, thoát nghèo từ sự giúp đỡ của ông. Nhiều người thường gọi ông với cái tên chìu mến ông “kỹ sư nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ở Bình Thuận, làm GAP trên thanh long nhưng trang trại Duy Lan ở thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam đã tìm được một cách đi cho riêng mình và đây thực sự là một mô hình siêu tốc vì từ lúc nộp đơn là ngày 30/10/2006 đến ngày 12/3/2007 là lần thẩm định cuối cùng và đến 5/7/2007 là đã được tổ chức IMO của Thụy Sỹ công nhận chính thức đạt tiêu chuẩn Euro GAP.

Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích nuôi không ngừng được mở rộng trên cả 3 vùng nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tính bền vững của nghề nuôi còn thấp.

Gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hỗ trợ tích cực việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Núi Thành.

Ông Lê Văn Sử, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển (Cà Mau), cho biết: Hơn nửa tháng qua, vùng nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) xuất hiện nhiều nghêu giống, sò huyết giống, thu hút hàng ngàn người đến khai thác.

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”