Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mục sở thị lò sấy cau khô

Mục sở thị lò sấy cau khô
Ngày đăng: 26/09/2015

Cau được sấy khô lựa hàng đẹp mới bán cho Trung Quốc

PV đã thâm nhập lò sấy cau khô ở thôn Lương Phước, xã Diên Bình (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa). Lò nằm cách xa khu dân cư. Chủ cơ sở là chị Đồng Thao, người ở xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) vào đây đứng ra thu mua cau rồi sấy khô bán cho Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. 

Chị Thao cho biết, chị giao dịch bán cau sấy khô cho Trung Quốc kể từ năm 1990 và làm ăn có năm lãi, năm thua, bởi giá cau lên xuống đều phù thuộc vào thị trường Trung Quốc nên rất bị động.  

Đặc biệt, năm 2006 và 2013, chị buôn cau bị thiệt hại cả tỷ đồng vì đối tác không mua nhiều, bị tồn hàng chục tấn, không biết bán cho ai. 

Rút kinh nghiệm cho những đợt thua lỗ nặng, chị Thao yêu cầu người thu mua phía bên Trung Quốc phải ứng đặt cọc tiền trước. Với cách làm này, năm 2014, chị buôn cau có lãi nên đã gỡ gạc lại vốn đã thua lỗ những năm trước. 

Theo chị Thao, lò sấy cau khô tại Khánh Hòa hiện là lò sấy thứ 4 của chị, ngoài ra còn 2 lò đặt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và 1 lò đặt tại tỉnh Quảng Nam. Trước đó, chị Thao còn có 1 lò ở Cần Thơ, nhưng do hết hàng cung cấp nên đã tạm nghỉ. 

Lò sấy tại Khánh Hòa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động 

Riêng lò sấy cau khô tại Khánh Hòa bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2015, có 2 lò luộc cau với tổng công suất 1,8 tấn cau/mẻ; đồng thời để phục vụ cho việc sấy cau, chị Thao xây dựng 4 sàng sấy bằng gạch đốt lò than với giá khoảng 100 triệu đồng. Hiện tại lò sấy này tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động, với mức thu nhập từ 3 - 7 triệu đồng/tháng. 

Cũng theo chị Thao, để cho ra 1 kg cau khô (tương ứng 6 kg cau tươi) trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là lặt từng trái, rồi đưa vào lò luộc chín từ 1-2h, sau đó đưa qua sàng sấy đảo cau liên tục mất khoảng 5 ngày đêm mới được 1 mẻ. Tiếp đến là lựa chọn cau khô loại hàng đẹp (không bị bầm dập, trái vừa phải) đóng bao từ 40 - 50 kg rồi vận chuyển bằng xe tải xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). 

Cau sau khi luộc chín cho qua sàng sấy khoảng 5 ngày được 1 mẻ 

Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng). 

Đây là kẹo được chế biến từ cau được thương lái cho xem 

“Giá cau hạ là do phía Trung Quốc quyết định, tôi nghĩ chắc là do nguồn cung dồi dào. Hiện cứ 4 - 5 ngày tôi gom 4 lò (mỗi lò từ 1-2 tấn cau khô) rồi chở 1 chuyến xe xuất bán cho Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay tôi xuất bán được 120 tấn rồi, cũng có lãi khá. Nhưng giờ giá lại xuống, riêng lò ở Khánh Hòa tôi bị lỗ vì mua giá cau tươi cao”, chị T chia sẻ. 

Ông Lại Văn Tài, Phó phòng Kinh tế huyện Diên Khánh cho biết, cau không phải là mặt hàng thiết yếu và có giá trị kinh tế cao được nông dân trên địa bàn trồng rải rác (diện tích không nhiều) ở một xã Diên Toàn, Diên Bình, Diên An… Sở dĩ giá cau tăng là do nhiều người hái non bán cho thương lái.


Có thể bạn quan tâm

Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

14/02/2015
Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

14/02/2015
Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

14/02/2015
Bệnh Đạo Ôn Bùng Phát Gây Hại 60,5ha Bệnh Đạo Ôn Bùng Phát Gây Hại 60,5ha

Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.

14/02/2015
Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

14/02/2015