Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, mấy ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão, mực nước lũ lên nhanh gây không ít khó khăn cho các hộ nuôi tôm trong việc ven đăng, bông lưới để bảo vệ nguồn tôm. Do chưa có sự chuẩn bị trước nên nhiều hộ đã huy động hàng chục nhân công để thực hiện công tác này.
Trước tình hình trên, ngành chức năng thị xã khuyến cáo người nuôi nên chủ động hơn trong việc chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cần thiết để đề phòng lũ lên nhanh và diễn biến phức tạp, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có sự ứng phó kịp thời, thường xuyên thăm dò, rà soát các nò lưới bảo vệ tôm, phòng ngừa sóng to, gió lớn làm hở chân lưới, tôm sẽ thất thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mặc dù diễn biến mực nước lũ năm nay có cao hơn so với năm rồi, gây khó khăn cho các hộ nuôi, tuy nhiên bù lại người nuôi tôm sẽ gặp thuận lợi hơn do có nguồn thức ăn dồi dào, tôm ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng và phấn khởi hơn là hiện nay giá tôm lên rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Vĩnh Xương, Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) tổ chức hội thảo “Sử dụng thức ăn công nghiệp trong mô hình nuôi lươn thương phẩm”. Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu, quy trình nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn phần lớn sử dụng thức ăn tươi sống, như: Ốc, cua, cá...

Hiện có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá các loại thực phẩm từ thịt lợn, gà, trứng… xuất chuồng đều giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Nguyên nhân là các loại thực phẩm đã qua rất nhiều khâu trung gian mới có mặt trên thị trường.

Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.