Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, mấy ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão, mực nước lũ lên nhanh gây không ít khó khăn cho các hộ nuôi tôm trong việc ven đăng, bông lưới để bảo vệ nguồn tôm. Do chưa có sự chuẩn bị trước nên nhiều hộ đã huy động hàng chục nhân công để thực hiện công tác này.
Trước tình hình trên, ngành chức năng thị xã khuyến cáo người nuôi nên chủ động hơn trong việc chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cần thiết để đề phòng lũ lên nhanh và diễn biến phức tạp, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có sự ứng phó kịp thời, thường xuyên thăm dò, rà soát các nò lưới bảo vệ tôm, phòng ngừa sóng to, gió lớn làm hở chân lưới, tôm sẽ thất thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mặc dù diễn biến mực nước lũ năm nay có cao hơn so với năm rồi, gây khó khăn cho các hộ nuôi, tuy nhiên bù lại người nuôi tôm sẽ gặp thuận lợi hơn do có nguồn thức ăn dồi dào, tôm ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng và phấn khởi hơn là hiện nay giá tôm lên rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.

Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam.