Mực Ma Góc Khuất Trong Kiểm Soát Chất Lượng Thủy Sản

Gần đây, tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên hiện tượng mực lạ, mực siêu rẻ với giá khó tin 20.000-30.000 đồng/kg. Thực chất của hiện tượng này là gì?
Tại Huế, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác, người tiêu dùng bỗng xôn xao khi ở các chợ bán loại mực giá rẻ đến bất ngờ. Chỉ 20.000 đồng đã có thể mua 1kg mực loại này. Trong khi, lâu nay phải bỏ ra 150.000-200.000 đồng mới có được 1kg mực tươi. Những người bán hải sản cho rằng, nguồn gốc mực lạ là từ vùng biển Khánh Hòa.
Những người chuyên bán hải sản ở Khánh Hòa khẳng định, đó không phải là mực lạ mà chỉ là mực ma hay mực xà. Chất lượng loại mực này thua xa các loại mực khác như mực ống, mực nang, mực bạch tuộc. Trong khi giá 1kg mực ống hiếm khi thấp dưới 150.000 đồng thì loại mực ma cao lắm cũng chỉ... 30.000 đồng, rẻ hơn 5 lần.
Ngư dân khai thác, người bán hải sản dễ dàng phân biệt đâu là mực ma, đâu là các loại mực khác. Nhưng với người tiêu dùng, không phải ai cũng phân biệt được.
Một người bán hải sản tươi cho biết: “Thường khách lạ vẫn mua, khách du lịch ở xa tới không biết thì mua, thậm chí người ở đây cũng không biết”.
Loại mực ma thường được đưa vào chế biến để làm thành mực khô, mực tẩm. 1kg mực khô thông thường giá lên đến 500.000-600.000 đồng. Nhưng 1kg mực khô chế biến từ mực ma, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chuyện trộn lẫn loại mực này với mực khác là có thực. Mực ma được những người bán dạo đưa lên tàu bất chấp quy định. Có cả chục người chuyên “nhảy” tàu để bán mực khô. 150.000 đồng /kg là mức giá đầu tiên mà họ đưa ra nhưng sau đó, sẵn sàng bán chỉ 80.000 đồng.
Không ít người tiêu dùng bị mắc lừa. Rõ ràng, bản thân mực ma không có lỗi trong chuyện này. Nguyên nhân chính là kiểu bán hàng “ma”. Và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy những hạn chế của việc tổ chức thị trường thủy sản trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.