Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mực Ma Góc Khuất Trong Kiểm Soát Chất Lượng Thủy Sản

Mực Ma Góc Khuất Trong Kiểm Soát Chất Lượng Thủy Sản
Ngày đăng: 22/07/2014

Gần đây, tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên hiện tượng mực lạ, mực siêu rẻ với giá khó tin 20.000-30.000 đồng/kg. Thực chất của hiện tượng này là gì?

Tại Huế, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác, người tiêu dùng bỗng xôn xao khi ở các chợ bán loại mực giá rẻ đến bất ngờ. Chỉ 20.000 đồng đã có thể mua 1kg mực loại này. Trong khi, lâu nay phải bỏ ra 150.000-200.000 đồng mới có được 1kg mực tươi. Những người bán hải sản cho rằng, nguồn gốc mực lạ là từ vùng biển Khánh Hòa.

Những người chuyên bán hải sản ở Khánh Hòa khẳng định, đó không phải là mực lạ mà chỉ là mực ma hay mực xà. Chất lượng loại mực này thua xa các loại mực khác như mực ống, mực nang, mực bạch tuộc. Trong khi giá 1kg mực ống hiếm khi thấp dưới 150.000 đồng thì loại mực ma cao lắm cũng chỉ... 30.000 đồng, rẻ hơn 5 lần.

Ngư dân khai thác, người bán hải sản dễ dàng phân biệt đâu là mực ma, đâu là các loại mực khác. Nhưng với người tiêu dùng, không phải ai cũng phân biệt được.

Một người bán hải sản tươi cho biết: “Thường khách lạ vẫn mua, khách du lịch ở xa tới không biết thì mua, thậm chí người ở đây cũng không biết”.

Loại mực ma thường được đưa vào chế biến để làm thành mực khô, mực tẩm. 1kg mực khô thông thường giá lên đến 500.000-600.000 đồng. Nhưng 1kg mực khô chế biến từ mực ma, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chuyện trộn lẫn loại mực này với mực khác là có thực. Mực ma được những người bán dạo đưa lên tàu bất chấp quy định. Có cả chục người chuyên “nhảy” tàu để bán mực khô. 150.000 đồng /kg là mức giá đầu tiên mà họ đưa ra nhưng sau đó, sẵn sàng bán chỉ 80.000 đồng.

Không ít người tiêu dùng bị mắc lừa. Rõ ràng, bản thân mực ma không có lỗi trong chuyện này. Nguyên nhân chính là kiểu bán hàng “ma”. Và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy những hạn chế của việc tổ chức thị trường thủy sản trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

05/06/2015
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015
Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

05/06/2015
Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

05/06/2015
Một ngày ra biển của ngư dân Một ngày ra biển của ngư dân

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

05/06/2015