Mùa xuống giống, nông dân lại lo gặp phân bón giả

Tuy nhiên, đây cũng là mùa khởi đầu của nỗi lo khi nhiều năm qua, tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn.
Như thường lệ, vào đầu mùa mưa, ông Bùi Quyền, ở thôn 2, xã Ea B’hôk, huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc lại chuẩn bị cho việc mua phân, bón cho 4 sào cà phê. Ông Quyền cho biết, mùa mưa năm ngoái, ông bỏ ra hơn 4 triệu đồng để mua phân bón nhưng chẳng may mua phải phân bón giả; hết mùa, đám phân rắc vẫn không tan, không thấm. Thiệt hại không chỉ là 4 triệu đồng tiền mua phân mà ảnh hưởng đến năng suất vườn cây cả vụ. Năm nay, trước khi mua phân bón, ông Quyền cẩn trọng hơn trong việc chọn lựa nhưng nông dân chẳng thể kiểm tra được.
Cũng mua phân ở đại lý chỉ bằng niềm tin và không có cách nào kiểm tra chất lượng, ông Nguyễn Quang Nga, ở thôn 8, xã Ea Bhôk, huyện Chư Quynh chỉ phát hiện ra đó là phân bón giả khi toàn bộ 1 ha cà phê cuả gia đình có biểu hiện suy dinh dưỡng và sụt giảm năng suất nghiêm trọng trong vụ thu hoạch vừa rồi.
Ông Nga cho biết, gia đình nào cũng như thế. Theo tập tục, bà con tranh thủ làm cỏ, rồi tận dụng trời mưa để đổ phân. Khi mua phân, ra đại lý gần nhất để mua, niềm tin chỉ đơn giản là sự quen biết chứ không ai có kỹ năng gì để phân biệt được đó là phân giả hay phân thật, nhưng khi đổ ra giữa vườn sau mấy tháng sau thấy vẫn không tan.
Lo lắng là tâm trạng chung của nhiều nông dân khi lựa chọn mua phân bón cho vườn cây trong mùa mưa này bởi lẽ tình trạng kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã và đang tồn tại, trong khi người dân không hề được trang bị kỹ năng phân biệt.
Toàn tỉnh Đắc Lắc hiện có cả nghìn cửa hàng, đại lý, hộ kinh doanh phân bón; trong đó có khoảng 250 đại lý kinh doanh quy mô lớn, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận, nhiều chủ đại lý đã cố tình vi phạm các quy định, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Dù ngành chức năng tỉnh Đắc Lắc đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra nhưng vẫn chưa kiểm soát hết được tình trạng này. Tính riêng trong năm 2014, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đắc đã tiến hành kiểm tra 85 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón; qua đó, phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh phân bón quá hạn sử dụng, phân bón không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, biện pháp xử lý vẫn chỉ dừng ở mức tịch thu, xử phạt hành chính nên hành vi kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn tiếp diễn.
Với những kiến nghị của nhiều cử tri về xử lý tình trạng kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc cho rằng: để có thể quản lý tốt vấn đề chất lượng phân bón nói riêng và vật tư nông nghiệp nói chung, cần có sự chung tay của các ngành liên quan.
Việc ngăn chặn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả lâu nay vẫn là bài toán khó ở các địa phương. Để bảo vệ vườn cây của mình, người tiêu dùng khi chọn mua phân bón nên chú ý xem kỹ nhãn mác, nơi sản xuất, thông số ghi trên bao bì và tốt nhất nên chọn mua những sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường để tránh thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.