Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa vui của người trồng dưa

Mùa vui của người trồng dưa
Ngày đăng: 15/08/2015

Có mặt tại ruộng dưa gang lúc sáng sớm, ông Dương Văn Sơn (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cùng vợ và con trai tất bật hái dưa để cân cho thương lái. Chọn những trái dưa vừa cỡ, không quá lớn cũng không quá nhỏ, sau một tiếng đồng hồ, ông Sơn hái được 2 tạ dưa, cân bán tại ruộng cho thương lái với giá 4 nghìn đồng/kg. Bắt đầu xuống giống ngày 12.5 âm lịch, đến nay ruộng dưa của ông đã hái được 8 đợt. Ông Sơn vui vẻ nói: “Hai sào dưa này tốn 2 triệu đồng tiền đầu tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hại các loại…) nhưng bán được khoảng 13 triệu đồng. Trước mắt, được 8 triệu đồng rồi, còn 6 đợt thu hoạch nữa ước tính khoảng gần 5 triệu đồng. Thương lái đòi mua đứt đoạn 4 triệu đồng từ đây đến cuối mùa nhưng tôi không chịu”.

Ông Sơn cho biết, thời gian sinh trưởng, cho trái đến khi nhổ dây của cây dưa rất ngắn, khoảng tầm 1 tháng 10 ngày đối với những vụ trồng vào mùa nắng; những vụ trồng vào tháng lạnh thì kéo dài 2 tháng 20 ngày (từ tháng Chạp đến tháng Giêng âm lịch). Giá dưa gang cao nhất vào thời điểm tháng 10, 11 âm lịch vì đây là vụ dưa trái mùa. Vào những tháng đó, người trồng dưa phải sử dụng màn phủ nông nghiệp để bảo vệ cây khỏi chịu ảnh hưởng của thời tiết, tuy năng suất không cao nhưng bù lại giá dưa đạt 10 - 15 nghìn đồng/kg, có khi lên đến 19 nghìn đồng/kg. Sắp tới, ông Sơn tính trồng 6 sào dưa trái mùa, năng suất có thể không cao bằng những vụ khác nhưng bù lại giá dưa rất hấp dẫn.

Bà Lê Thị Sa (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cũng vui vì vụ dưa được giá. Gặp bà trên ruộng dưa gang gần 2 sào, vừa ngắt ngọn cho dưa bà Sa vui vẻ khoe: “Ngày mai tôi mới thu hoạch đợt đầu nhưng nghe thằng em cũng trồng dưa trên Bình Quý nói là thu được 30 triệu đồng/6 sào mà mới hái vài đợt, bán với giá 5,5 nghìn đồng/kg. Hiện tại ruộng dưa phát triển tốt, giá dưa dao động 4 - 5 nghìn đồng/kg nên tôi rất vui. Đối với người trồng dưa, trừ dưa trái mùa thì giá dưa này đã gọi là được giá rồi”.

Trò chuyện về ruộng dưa nhà mình, bà Sa cho biết thêm, vào thời điểm này năm ngoái, giá dưa khoảng 2 - 2,5 nghìn đồng/kg nhưng năm nay tăng lên gấp đôi. Giá dưa lên xuống thất thường không lường trước được. Người trồng dưa ngoài việc “trông trời, trông đất” còn phải “trông người trồng” bởi “hễ vụ mô mà nhiều người trồng thì giá dưa tụt xuống rất thấp” - bà Sa giải thích. Xen lẫn câu chuyện vui về mùa dưa được giá, không ít người nhắc đến những “mùa dưa buồn”. Bà Nguyễn Thị Thành (tổ 8, thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục, Thăng Bình), người trồng dưa gang nhiều năm nói: “Trồng dưa bấp bênh lắm. Như nhà tôi nhiều vụ bị mất vốn đầu tư. Thương lái èo uột, giá dưa thấp nên chỉ còn cách đem về cho trâu, bò ăn. Thậm chí nhiều hộ không thu hoạch, để dưa chín tại đồng rồi lấy hạt giống hoặc bán cho những người mua hạt dưa về cho chim ăn với giá 80 - 100 nghìn đồng/lon, vớt vát được đồng nào hay đồng ấy. Biết là bấp bênh đó nhưng nhà nông thì biết làm chi chừ”. Tuy vậy, vụ dưa này bà Thành và nhiều nông dân khác đã tìm thấy niềm vui vì dưa đang được giá…


Có thể bạn quan tâm

Vân Canh (Bình Định) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chình Bông Thương Phẩm Vân Canh (Bình Định) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chình Bông Thương Phẩm

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).

13/09/2014
Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015 Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

13/09/2014
Nghệ An Cá Vụ 3 Vào Mùa Nghệ An Cá Vụ 3 Vào Mùa

Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.

13/09/2014
Quỳnh Lâm (Thái Bình) Điểm Sáng Phát Triển Trang Trại Quỳnh Lâm (Thái Bình) Điểm Sáng Phát Triển Trang Trại

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.

13/09/2014
Huyện Ea Kar (Đắk Lắk) Ngô Được Mùa, Mất Giá Huyện Ea Kar (Đắk Lắk) Ngô Được Mùa, Mất Giá

Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.

13/09/2014