Mùa Vàng Trên Cánh Đồng Màu Xã Tân Hòa (Đồng Tháp)

Sau gần 10 năm bén rễ trên đất Lai Vung (Đồng Tháp), diện tích trồng cây dưa lê của toàn huyện không ngừng tăng lên. Ban đầu chỉ vài hecta, đến nay diện tích trồng dưa lê của huyện đã tăng lên 120 ha, dự kiến trong năm tới diện tích trồng dưa lê sẽ tiếp tục được mở rộng. Nhờ làm tốt công tác liên kết tiêu thụ, giá cả hợp lý nên những năm qua, nhiều gia đình cải thiện được thu nhập và thoát nghèo nhờ trồng dưa lê.
Năm 2014, diện tích trồng dưa lê toàn huyện khoảng 120ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2013 và gấp 10 lần so với năm 2012. Diện tích trồng dưa lê tập trung chủ yếu ở vùng màu xã Tân Hòa với 113ha, còn lại rải rác ở xã Định Hòa và Vĩnh Thới. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được trên 25ha dưa lê, diện tích còn lại sẽ được thu hoạch từ nay đến giáp Tết, năng suất bình quân ước đạt từ 2,5 - 4 tấn/công (1.000m2).
Ông Nguyễn Viết Dều cán bộ nông nghiệp xã Tân Hòa, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lê cho bà con nông dân cho biết: “Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi cho dưa lê phát triển, năng suất ổn định hơn so với năm rồi. Tuy nhiên, có khoảng 5ha trồng vào thời điểm đầu tháng 8 âm lịch bị ảnh hưởng từ nhiều đợt mưa nên một số bệnh do vi khuẩn và nấm bệnh tấn công, làm cho trái dưa bị xì, chết dây, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất. Còn lại diện tích gieo trồng từ khoảng rằm tháng 9 trở về sau thì phát triển thuận lợi, năng suất thu hoạch cũng cao hơn so với những ruộng dưa trồng vào giai đoạn đầu”.
Hiện nay, dưa lê của vùng màu huyện Lai Vung chủ yếu được Công ty Hồng Huế (tỉnh Tiền Giang) và Công ty Hoàng Vinh (TP.Hồ Chí Minh) bao tiêu với mức giá ổn định, bà con nông dân rất hài lòng với chương trình liên kết bao tiêu với doanh nghiệp và mong muốn được mở rộng diện tích trồng vào những mùa tiếp theo.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Hòa, nếu thị trường tiếp tục ổn định, Công ty Hồng Huế sẽ tiếp tục bao tiêu thu mua sản phẩm dưa lê cho bà con trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngoài diện tích hiện tại, UBND xã dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng dưa lê cho bà con nông dân khi Công ty ký hợp đồng mới.
Ông Nguyễn Văn Luôn ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa chia sẻ: “Năm nay tôi trồng thử nghiệm 1,5ha dưa lê, không ngờ được trúng mùa, năng suất đạt trên 3 tấn/công. Dưa lê không phải là loại cây dễ trồng, thời gian đầu gia đình tôi trồng dưa lê cũng bị trục trặc do một số nấm bệnh tấn công, nhưng nhờ anh Dều kịp thời hướng dẫn nên tôi khắc phục được.
So với trồng lúa thì trồng dưa lê lợi nhuận cao hơn gấp 10 lần. Điều tôi an tâm và hài lòng nhất là doanh nghiệp thu mua với mức giá cố định, vì vậy tôi chỉ việc chú tâm lo canh tác để dưa lê đạt năng suất cao, còn chuyện bán khi thu hoạch thì không phải lo”.
Bà con nông dân trồng dưa lê ở vùng màu huyện Lai Vung chia sẻ, bí quyết để trồng dưa lê đạt năng suất cao, màu sắc đẹp, đồng đều, tỷ lệ trái loại I và loại II cao, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật thì treo trái là yếu tố hết sức quan trọng tác động đến màu sắc và kích cỡ của trái. Dưa lê khoảng 35 ngày tuổi nông dân có thể tiến hành treo trái.
Được biết, đây là kỹ thuật được nông dân vùng màu tự đúc kết trong quá trình sản xuất. Biện pháp này giúp hạn chế tối đa tình trạng dưa lê bị nứt trái do mưa nhiều, trái dưa có thể quang hợp tốt nên màu sắc đẹp và đồng đều hơn so với trồng thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.