Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống

Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống
Ngày đăng: 11/06/2013

Thị trường cây giống ở Gia Lai đang bắt đầu nở rộ với sự đa dạng về chủng loại cây giống như bời lời, cà phê, tiêu, giống cây ăn quả… Tuy nhiên, chất lượng cây giống vẫn đang còn bỏ ngỏ khi mà hầu hết quy trình chọn giống, ươm cây đều dựa vào kinh nghiệm của chủ vườn ươm.

Đầu mùa mưa cũng là lúc bà con nông dân bắt tay vào việc làm đất, chuẩn bị cây giống để trồng mới các loại cây trồng lâu năm. Đó cũng là lúc thị trường cây giống bắt đầu sôi động với sự tấp nập của những chiếc xe tải nhỏ, xe máy vào tận các nhà vườn ở TP. Pleiku, các huyện như Chư Pah, Đak Đoa… vận chuyển cây giống đi tiêu thụ.

Ông Võ Văn Đức - chủ vườn ươm đặt tại phường Yên Thế, TP. Pleiku cho biết: Năm nay tôi ươm khoảng 60.000 cây giống các loại như: bời lời, cà phê, tiêu, cây ăn quả… cung cấp chủ yếu cho người dân ở các huyện trong tỉnh và một phần cho khách hàng quen ở tỉnh Kon Tum. Do nguồn cung năm nay vượt xa so với nhu cầu thực tế nên thị trường tiêu thụ tương đối chậm, giá các loại cây giống giảm mạnh so với năm trước.

Cụ thể: giá một cây bời lời giống chỉ còn 600 đồng giảm từ 200 đồng đến 400 đồng/cây. Giống cà phê từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/cây, tiêu giống là 5.000 đồng-6.000 đồng/cây giảm từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/cây.

Theo lý giải của các chủ vườn ươm nguyên nhân giá cây giống giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do năm trước thị trường cây giống cung không đáp ứng được nhu cầu nên giá tăng cao, người ươm cây giống thu được lãi cao. Do đó, vụ gieo ươm năm nay nhiều chủ vườn ươm đã tăng số lượng cây ươm và vườn ươm, dẫn đến tình trạng cung quá nhiều so với nhu cầu thực tế của thị trường, nên giá giảm sút khá mạnh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều vườn ươm cây giống nhưng quy trình ươm giống thường dựa vào kinh nghiệm tích lũy từng năm; tự chọn mua giống từ nhiều nguồn khác nhau để ươm cây dẫn đến chất lượng cây giống vẫn còn là một dấu hỏi. Ông Cao Văn Hiếu - thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah cho biết: Nhờ tích lũy kinh nghiệm sau nhiều năm đi làm thuê cho các chủ vườn ươm và thấy nghề ươm giống cây cho thu nhập ổn định nên tôi đã tự mở vườn ươm giống hơn 10 năm nay.

Ông Phạm Minh Châu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah cho biết: Các vườn ươm trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Hưng, Hòa Phú, Nghĩa Hòa cung cấp chủ yếu cho thị trường hai loại cây giống là cà phê và cây bời lời. Hiện trên địa bàn huyện có rất nhiều vườn ươm tự phát, vườn ươm “chui” không đăng ký giấy phép kinh doanh, gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn, giám sát quy trình ươm giống, cũng như cung cấp thông tin giống có nguồn gốc rõ ràng cho các chủ vườn ươm.

Khắc phục tình trạng người dân mua phải cây giống kém chất lượng, Phòng cũng hướng dẫn người dân mua giống ở các vườn ươm đảm bảo chất lượng cây giống. Sắp tới Phòng sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật ươm giống cũng như cung cấp thông tin giống đầu vào cho các cơ sở sản xuất cây giống trên địa bàn.

Không chỉ huyện Chư Pah, hầu hết các huyện có số lượng vườn ươm cây giống lớn trên địa bàn tỉnh như: TP. Pleiku, các huyện: Mang Yang, Đak Đoa… vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm hướng dẫn đúng mức về quy trình gieo ươm cây giống, cũng như cung cấp thông tin giống chất lượng cho các vườn ươm. Điều này ẩn chứa nguy cơ năng suất cây trồng giảm trong tương lai, khi họ sử dụng các loại cây giống chưa được cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng.

Ông Lê Huy Toàn - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng nông sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Hiện tại Chi cục đang tiến hành rà soát, kiểm tra, thống kê lại tất cả các vườn ươm trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp để Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh có hướng giải quyết kịp thời, góp phần đẩy mạnh nền nông nghiệp ngày càng phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.

29/07/2013
Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

29/07/2013
Trộm Bò Mang Bán Dạo Trộm Bò Mang Bán Dạo

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

23/07/2013
Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

29/07/2013
“Ông Vua” Năng Suất Mía “Ông Vua” Năng Suất Mía

Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

24/05/2013