Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Tỏi Lý Sơn Thất Thu

Mùa Tỏi Lý Sơn Thất Thu
Ngày đăng: 12/03/2011

Trong những ngày cuối tháng 2/2011, ra huyện đảo chúng tôi mới thực sự chứng kiến cảnh người dân đảo đang lao đao bởi mùa tỏi thất thu. Dọc trên khắp các đồng tỏi trên xã An Vĩnh và An Hải của đảo Lý Sơn, đâu đâu chúng tôi cũng nghe tiếng thở than: “tỏi mất mùa, coi như năm nay “toi” rồi”.

Ông Võ Tấn Đức (57 tuổi) ở thôn Tây, xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn) than thở: “Vụ tỏi đông xuân 2010- 2011 gia đình tôi trồng 4 sào nhưng chỉ thu được 400 kg tỏi tươi (qui khô sẽ được khoảng 280kg). Chỉ bằng 1/4 so với các năm trước. Các năm trước, cũng chừng ấy đất thì thu được trung bình 1,2 tấn tỏi khô”.

Còn gia đình anh Võ Hiển Minh (54 tuổi) cũng ở thôn Tây, xã An Vĩnh cũng không lấy gì làm vui. Cả đất của gia đình có đượi và đất thuê, tổng cộng 7 sào. Một vụ tỏi được mùa thì gia đình anh thu vào cả 100 triệu đồng, lo đủ chi phí cho cả gia đình một năm sung túc. Thế nhưng, năm nay sản lượng chỉ bằng 40% các năm, giá cả lại thấp, xem chừng thu mới đủ chi phí.

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết: Vụ đông xuân 2010- 2011, toàn huyện Lý Sơn trồng 290ha tỏi. Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân Lý Sơn tập trung thu hoạch tỏi. Năng suất tỏi năm nay chỉ đạt khoảng 30-40 tạ/ha, giảm 1/2 so với các vụ trước. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết rét lạnh kéo dài kèm theo mưa lớn trước Tết (trong tháng 11 và 12 âm lịch), đúng vào thời điểm tỏi đang tạo củ nên làm giảm năng suất. Ước giảm sản lượng 870 tấn, giá tỏi hiện nay tại đảo là 40 ngàn đồng/kg, tức là thất thu khoảng 35 tỷ đồng.

Hành tỏi Lý Sơn có hơn nữa thế kỷ tồn tại và phát triển, đã có mặt nhiều nơi trên thị trường và rất nỗi tiếng với chất lượng thơm ngon được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến. Hàng năm hành tỏi Lý Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi khô và 3.500 tấn hành. Diện tích đất trồng hành tỏi mỗi khẩu chỉ trên dưới 100m2 nhưng có giá trị kinh tế cao nên không chỉ nuôi sống hơn 90% dân số trên đảo mà có nhiều hộ giàu lên xây nhà, mua sắm tàu thuyền, phương tiện và tích lũy vốn mở ra các ngành nghề khác phát triển, do vậy đảo Lý Sơn có một thời được mệnh danh là “vương quốc tỏi”.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.

24/11/2014
Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật? Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật?

Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.

24/11/2014
Vụ Đông Ở Hải Hậu Vụ Đông Ở Hải Hậu

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

24/11/2014
Đổi Thay Ở Yến Mao Đổi Thay Ở Yến Mao

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

24/11/2014
Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

24/11/2014