Mùa Tỏi Lý Sơn Thất Thu

Trong những ngày cuối tháng 2/2011, ra huyện đảo chúng tôi mới thực sự chứng kiến cảnh người dân đảo đang lao đao bởi mùa tỏi thất thu. Dọc trên khắp các đồng tỏi trên xã An Vĩnh và An Hải của đảo Lý Sơn, đâu đâu chúng tôi cũng nghe tiếng thở than: “tỏi mất mùa, coi như năm nay “toi” rồi”.
Ông Võ Tấn Đức (57 tuổi) ở thôn Tây, xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn) than thở: “Vụ tỏi đông xuân 2010- 2011 gia đình tôi trồng 4 sào nhưng chỉ thu được 400 kg tỏi tươi (qui khô sẽ được khoảng 280kg). Chỉ bằng 1/4 so với các năm trước. Các năm trước, cũng chừng ấy đất thì thu được trung bình 1,2 tấn tỏi khô”.
Còn gia đình anh Võ Hiển Minh (54 tuổi) cũng ở thôn Tây, xã An Vĩnh cũng không lấy gì làm vui. Cả đất của gia đình có đượi và đất thuê, tổng cộng 7 sào. Một vụ tỏi được mùa thì gia đình anh thu vào cả 100 triệu đồng, lo đủ chi phí cho cả gia đình một năm sung túc. Thế nhưng, năm nay sản lượng chỉ bằng 40% các năm, giá cả lại thấp, xem chừng thu mới đủ chi phí.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết: Vụ đông xuân 2010- 2011, toàn huyện Lý Sơn trồng 290ha tỏi. Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân Lý Sơn tập trung thu hoạch tỏi. Năng suất tỏi năm nay chỉ đạt khoảng 30-40 tạ/ha, giảm 1/2 so với các vụ trước. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết rét lạnh kéo dài kèm theo mưa lớn trước Tết (trong tháng 11 và 12 âm lịch), đúng vào thời điểm tỏi đang tạo củ nên làm giảm năng suất. Ước giảm sản lượng 870 tấn, giá tỏi hiện nay tại đảo là 40 ngàn đồng/kg, tức là thất thu khoảng 35 tỷ đồng.
Hành tỏi Lý Sơn có hơn nữa thế kỷ tồn tại và phát triển, đã có mặt nhiều nơi trên thị trường và rất nỗi tiếng với chất lượng thơm ngon được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến. Hàng năm hành tỏi Lý Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi khô và 3.500 tấn hành. Diện tích đất trồng hành tỏi mỗi khẩu chỉ trên dưới 100m2 nhưng có giá trị kinh tế cao nên không chỉ nuôi sống hơn 90% dân số trên đảo mà có nhiều hộ giàu lên xây nhà, mua sắm tàu thuyền, phương tiện và tích lũy vốn mở ra các ngành nghề khác phát triển, do vậy đảo Lý Sơn có một thời được mệnh danh là “vương quốc tỏi”.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.

Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.