Mua thịt gà hết đát bán cho người tiêu dùng

Trước đó ngày 4-11, tổ công tác Phòng cảnh sát môi trường Đồng Nai bắt quả tang ôtô tải do tài xế Nguyễn Văn Tý lái chở khoảng 1 tấn sản phẩm thịt gà có biểu hiện biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi.
Số hàng do bà Vũ Thị Ngọc Chi thuê ông Tý vận chuyển.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Chi khai nhận đã liên hệ với một nhân viên Công ty TNHH Koyu & Unitek, đóng tại Khu công nghiệp Loteco (P.Long Bình, TP Biên Hòa) để mua 1 tấn thịt gà trên.
Trong đó có 401kg sản phẩm hủy với giá 6.000 đồng/kg để cho cá ăn và 603kg sản phẩm cánh đùi gà hết hạn sử dụng với giá 13.000 đồng/kg để tận dụng bán cho người tiêu dùng.
Đại diện Công ty TNHH Koyu & Unitek xác nhận số sản phẩm trên đã hết hạn sử dụng và được công ty hủy, bán lại cho người có nhu cầu. Công ty đã cung cấp hai phiếu xuất kho cùng ngày 4-11.
Trong biên bản làm việc, tổ công tác đánh giá công ty chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, thú y.
Còn theo đại diện Chi cục Thú y Đồng Nai, số lượng thịt gà nói trên đã biến đổi màu sắc, có mùi hôi thối tại thời điểm kiểm tra. Tổ công tác đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ số sản phẩm trên.
Đồng thời yêu cầu đại diện Công ty TNHH Koyu & Unitek đến Phòng cảnh sát môi trường Đồng Nai làm việc. Sau đó tổ chức tiêu hủy toàn bộ số thịt gà này.
Có thể bạn quan tâm

Các nước có xuất khẩu tôm trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan hay các nước Nam Mỹ vốn có thế mạnh về tôm thẻ chân trắng, còn Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nuôi một lúc tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú và có thể chuyển đổi cho nhau khi nhu cầu thị trường cần.

Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh chương trình sản xuất tôm giống sạch giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu hướng tới cung cấp nguồn tôm giống sạch cho người nuôi, loại trừ khả năng sử dụng nguồn giống kém chất lượng vốn đã chiếm tới 30% nguồn tôm giống thả nuôi hiện nay.
Đó sẽ là những sản phẩm "made in Vietnam" được tạo bởi nhóm học sinh trường THPT An Lạc Thôn (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.