Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Thanh Trà Buồn Ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)

Mùa Thanh Trà Buồn Ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)
Ngày đăng: 06/09/2014

Thanh trà Hương Thủy năm nay mất nghiêm trọng, nhà được thì 40%, có nhà trắng tay.

Thanh trà rơi rụng

Dọc theo vùng Vĩ Dạ, Tân Ba xã Thuỷ Bằng, thanh trà xanh mướt. Chỉ có điều, vẻ xanh mướt ấy càng tươi tắn bao nhiêu thì lòng người càng héo hon bấy nhiêu.

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

Ông Đoàn Lâm (thôn Vĩ Dạ) là một trong những hộ gia đình may mắn còn có thanh trà bán, nhưng lượng rất ít. Năm ngoái, chỉ riêng vườn thanh trà cạnh nhà, ông đã bán được 70 triệu đồng. Nay đang chính vụ, nhưng ông mới bán được 3,5 triệu. “Cả vụ e cũng được 10 triệu.

Chưa khi mô thanh trà mất thê thảm như năm nay. Tui còn có một vườn khác khoảng 50 gốc, năm ngoái cho hơn 3.000 trái, năm ni gắng lắm chắc cũng chỉ khoảng 200 trái thôi”, ông Lâm ngậm ngùi. Bà Trần Thị Nguyệt (vợ ông Đoàn) đón chúng tôi ra thắm thanh trà não nề: “Nhìn tụi hắn rụng trái mà mình chảy nước mắt”.

Bên kia sông Hương, vừa qua khỏi bến đò Tân Ba là đến vườn thanh trà của gia đình bà Bùi Thị Thuý - một trong những hộ có nhiều thanh trà của Dương Hoà. Dẫn chúng tôi đi xem đống thanh trà bị rụng vàng, bà Thuý buồn buồn: “Rụng không biết mấy mà kể, cỡ mô cũng có.

Tui phải lượm thu đi kẻo bạn buôn thấy là ép giá. Mấy năm trước 50-70 triệu đồng ngon ơ, năm ni giỏi lắm cũng chỉ được khoảng 25 triệu. Rứa mà bạn buôn lên còn đòi bớt nữa”.

Theo ông Lê Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Thuỷ Bằng, đầu mùa thanh trà ra hoa rất nhiều, nhưng rụng hết, tỉ lệ đậu trái chỉ đạt khoảng 10%. Những trái đậu được thì cũng không khoẻ, có cỡ to như cái tách trà thì rụng, lớn hơn một tý cũng rụng.

Ngay từ khi thấy hoa bị rụng nhiều, địa phương đã báo lên ngành chức năng của thị xã và bà con cũng đã được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn thêm cách chăm bón, nhưng tình hình vẫn không khả quan. Nguyên nhân chính khiến thanh trà mất mùa năm nay là do đợt cây trổ hoa đại trà đã gặp lạnh và sương muối. Sau lại thêm nắng nóng kéo dài, cứu không lại.

Đa dạng cây trồng và chuyển giao thêm kỹ thuật

Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng gò đồi của thị xã Hương Thủy, thanh trà là một trong những loại cây trồng nông nghiệp chủ lực, được thị xã quan tâm quy hoạch. Với người dân vùng thanh trà hiện nay, điều an ủi lớn nhất chính là cuộc sống vẫn có thể xoay xở được nhờ bà con đa dạng cây trồng, cũng như ngành nghề. Nhờ đó, qua mùa thanh trà đắng này, bà con vẫn có thể hy vọng vào những mùa sum suê quả ngọt khác.

“Nhà tui không nhiều thanh trà như người ta nhưng cũng mất không kém gì. May là mình còn cây tiêu, cây chè. Năm ni hai loại ni được giá nên kinh tế gia đình cũng không bị ảnh hưởng là mấy. Những lúc ni mới thấy giá trị của việc đa dạng cây trồng vật nuôi, ông Nguyễn Văn Thái (Cư Chánh 2), nói.

“Coi như năm ni mình không có đồng mô để dành dụm làm việc lớn cả. Có thể năm ni không có trái, sang năm cây lại có sức để nuôi trái tốt hơn, cho chất lượng ngon hơn. Nhưng có ri mới thấy, mình phải hiểu biết nhiều hơn về giống cây trồng thì mới làm chủ được. Chúng tôi hy vọng, các ngành các cấp tăng cường hướng dẫn kỹ thuật để bà con áp dụng khoa học mới vào sản xuất để chủ động chăm sóc vườn nhà tốt hơn”, ông Đoàn Lâm đề nghị.

Cũng có nguyện vọng tương tự, bà Bùi Thị Thuý nói: “Biết là thời tiết thì bất khả kháng, nhưng nguyên nhân vì răng hoa thanh trà rụng hết, đến quả to rồi cũng bị rụng nhiều nữa thì chúng tôi rất muốn biết nguyên nhân cụ thể, cũng như rất cần có thêm sự hỗ trợ về kỹ thuật nữa”.


Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng xuất khẩu quả vải vào thị trường khó tính Australia Tiềm năng xuất khẩu quả vải vào thị trường khó tính Australia

Sau 12 năm đàm phán, thị trường vốn được coi là rất kỹ tính Australia đã sẵn sàng đón nhận trái vải của Việt Nam.

26/06/2015
Chênh lệch giá cao, đường nhập lậu ồ ạt về Việt Nam Chênh lệch giá cao, đường nhập lậu ồ ạt về Việt Nam

Chi cục quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cho biết trong thời gian qua, hàng nhập lậu qua đường biên giới Tây Ninh chủ yếu là đường cát và thuốc lá vì chênh lệch giá cao.

26/06/2015
Trợ lực cho con tôm Trợ lực cho con tôm

Quý I - 2015 sản lượng nuôi tôm của Cà Mau đạt 35.400 tấn, giảm 1,7%; kim ngạch xuất khẩu đạt 179,5 triệu USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ. Những ảnh hưởng nói trên nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời và tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản nói riêng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015 của tỉnh nói chung, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau - Lê Văn Sử cho biết.

22/05/2015
Nuôi vịt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao Nuôi vịt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao

Anh Cao Thanh Tuấn (sinh năm 1976, ngụ ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, Châu Thành, An Giang) áp dụng thành công mô hình nuôi vịt trời. Với tổng đàn vịt trời trên 1.200 con, anh thu nhập gần trăm triệu đồng/năm từ bán thịt và giống.

26/06/2015
Thoát nghèo từ nuôi lợn Thoát nghèo từ nuôi lợn

Tháng 12-2014, từ nguồn vốn của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc các thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, 17 hộ nghèo, cận nghèo ở thôn Hồng Phong, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên được hỗ trợ 5 con lợn giống/hộ (tương đương 6 triệu đồng) để phát triển sản xuất. Đến nay, mô hình đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ, có 8 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo vào cuối năm nay.

26/06/2015