Mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối

Sáng 28/10, ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai chính sách hỗ trợ cho bà con diêm dân bằng cách, thông qua đề án hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng cho Cty CP muối Khánh Hòa và Cty CP muối Cam Ranh để thu mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối đang tồn kho của diêm dân và các hợp tác xã diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 2 Cty này phải thu mua hết sản lượng muối đang tồn của khu vực diêm dân và hợp tác xã diêm nghiệp, đồng thời thanh toán tiền trực tiếp cho diêm dân với giá mua theo cơ chế thị trường.
Theo ông Lan, đến nay các Cty này đã thu mua được gần 5.000 tấn muối tồn kho với mức giá khoảng 650 ngàn/tấn.
Với mức giá này diêm dân sẽ có lãi từ 50-100 ngàn/tấn đối với muối hạt kết tinh trên bạt và muối hạt kết tinh trên nền đất.
Được biết, năm nay tổng sản lượng muối toàn tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 110 nghìn tấn, tăng 167% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá muối thị trường xuống thấp, chỉ từ 400-500 ngàn/tấn (dưới giá thành sản xuất) đã gây khó khăn đối với đời sống bà con diêm dân nơi đây.
Mặc dù giá thấp, nhưng nhiều người dân vẫn phải bán để có tiền tái sản xuất cho vụ muối sau.
Có thể bạn quan tâm

Hện nay đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, giá bưởi đang được các thương lái vào tận vườn thu mua là 200.000 đồng/ chục (chục là 12 trái), cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 40.000-60.000 đồng/chục.

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Treo trên tầng cao, chui dưới ngầm bàn, chiếm đất khuôn viên công sở và mọc tràn vỉa hè... là cách người dân thành thị trồng rau sạch cho gia đình để có bữa ăn an toàn hơn

Ngày 21-8, Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 2015/QĐ-UBND, công bố hết dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại 2 xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo.

Tại tỉnh Đắk Nông, hàng trăm nông dân đang chịu cảnh tiền mất tật mang từ dự án trồng cây cà phê chè (Arabica) do cà phê trồng không đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất thấp, dẫn đến việc hàng ngàn hécta cà phê Arabica bị xóa sổ khiến nông dân mắc nợ và dẫn đến những hệ lụy xấu.