Mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối

Sáng 28/10, ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai chính sách hỗ trợ cho bà con diêm dân bằng cách, thông qua đề án hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng cho Cty CP muối Khánh Hòa và Cty CP muối Cam Ranh để thu mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối đang tồn kho của diêm dân và các hợp tác xã diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 2 Cty này phải thu mua hết sản lượng muối đang tồn của khu vực diêm dân và hợp tác xã diêm nghiệp, đồng thời thanh toán tiền trực tiếp cho diêm dân với giá mua theo cơ chế thị trường.
Theo ông Lan, đến nay các Cty này đã thu mua được gần 5.000 tấn muối tồn kho với mức giá khoảng 650 ngàn/tấn.
Với mức giá này diêm dân sẽ có lãi từ 50-100 ngàn/tấn đối với muối hạt kết tinh trên bạt và muối hạt kết tinh trên nền đất.
Được biết, năm nay tổng sản lượng muối toàn tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 110 nghìn tấn, tăng 167% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá muối thị trường xuống thấp, chỉ từ 400-500 ngàn/tấn (dưới giá thành sản xuất) đã gây khó khăn đối với đời sống bà con diêm dân nơi đây.
Mặc dù giá thấp, nhưng nhiều người dân vẫn phải bán để có tiền tái sản xuất cho vụ muối sau.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

Trong tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức triển khai thả 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, trọng lượng bình quân 95 con/kg.

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.