Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Lúa Gạo

Thời gian thực hiện sẽ kéo dài từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.
Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khác hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Ngay khi có thông báo của Văn phòng Chính phủ, chiều 13/2, Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ngành liên quan đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến xây dựng kế hoạch cụ thể mua tạm trữ lúa gạo cho vụ ĐX 2014-2015 tại các tỉnh ĐBSCL.
Theo đó, Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành đã thống nhất sẽ thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đối với tất cả các chủng loại thóc, gạo được SX trong vụ ĐX 2014-2015 tại ĐBSCL.
Thời gian thực hiện sẽ kéo dài từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
Về phương thức tạm trữ, sẽ thông qua đầu mối là Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh vùng ĐBSCL phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ cho các DN trên cơ sở căn cứ vào sản lượng lúa hàng hóa của từng địa phương và ưu tiên tiêu thụ lúa hàng hóa từ các cánh đồng mẫu lớn. Các DN được chỉ định thu mua tạm trữ sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng trong thời gian tối đa 4 tháng (kể từ ngày thực hiện mua tạm trữ đến ngày 1/7/2015.
Quyết định mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ diễn ra trong bối cảnh vụ lúa ĐX 2014-2015 ở các tỉnh ĐBSCL hiện đang bước vào thu hoạch chính vụ ngay trong dịp Tết nguyên đán Ất Mùi, với sản lượng dự kiến khoảng trên 11 triệu tấn.
Trong khi đó, tình hình XK gạo trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong năm 2015, diễn biến tình hình XK gạo có thể sẽ có tín hiệu khả quan trở lại khi các DN đang dần lấy lại thị trường rất lớn tại Châu Phi. Công với việc Chính phủ cho phép mua tạm trữ trong nước, giá lúa gạo Việt Nam trong năm 2015 dự kiến sẽ có nhiều sáng sủa.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, hiện đơn vị đang triển khai thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. Đơn vị cũng vừa du nhập thêm một số giống hoa mới để tổ chức nhân giống phục vụ nông dân sản xuất hoa cây cảnh. Được biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch.

Những ngày qua, việc tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bệnh lạ đang là đề tài thời sự, khiến hàng trăm hộ nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An phân tâm và lo lắng.

Quý I/2012 trôi qua với đầy sóng gió cho hàng loạt mặt hàng nông sản XK của nước ta, đặc biệt là mặt hàng điều và cà phê. Duy nhất chỉ hồ tiêu vẫn giữ được “phong độ” khi giá bán ngay từ đầu niên vụ mới 2012 đã cao gấp 30% so với cùng kỳ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.