Mùa sứa này...

Hiện mùa sứa đã vào chính vụ, nhưng số khách đến thu mua chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nghề “một vốn bốn lời”
Nghề đánh bắt và chế biến sứa bắt đầu hình thành ở các xã đảo huyện Vân Đồn từ nhiều năm trước. Thế nhưng, phải đến các năm 2004, 2005, khi một số ngư dân trên địa bàn huyện mạnh dạn liên doanh với ngư dân Trung Quốc thu mua và sơ chế xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc thành công, nghề này mới thực sự phát triển mạnh mẽ và nở rộ khắp các địa phương có nguồn lợi biển này.
Xã đảo Quan Lạn cũng là một trong số đó. Ông Lưu Thành Viên, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Khai thác, chế biến sứa là một trong những thế mạnh của địa phương. Từ sự hỗ trợ của huyện, như giao đất cho ngư dân xây dựng xưởng chế biến, hỗ trợ kỹ thuật sơ chế… xã đã định hướng, khuyến khích người dân phát triển kinh tế dựa vào đánh bắt và chế biến sứa.
Với lợi thế có nguồn sứa biển dồi dào, nhiều năm trở lại đây, khai thác và đánh bắt sứa đã trở thành một trong hướng phát triển kinh tế chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở Quan Lạn.
Hiện Quan Lạn có hơn 100 hộ dân làm nghề đánh bắt sứa, 12 xưởng chế biến xuất khẩu sứa sang Trung Quốc; sản lượng khai thác sứa năm sau đều cao hơn năm trước, chiếm 20 - 30% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của xã. Riêng năm 2014, sản lượng sứa thành phẩm đạt 300 tấn, doanh thu trên 20 tỷ đồng. Dẫn chúng tôi tham quan xưởng chế biến sứa của gia đình, ông Bùi Văn Hoan (thôn Thái Hoà) cho biết: Xưởng của ông được chia thành 3 khu riêng biệt, gồm khu quay, sơ chế và ngâm sứa.
Từ năm 2007 đến nay, vụ mùa nào xưởng cũng thu mua nhiều sứa, đơn hàng lớn, giá bán cao; trừ chi phí, bình quân mỗi vụ sứa, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Sứa là loài nhuyễn thể được dùng làm thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng và bổ mát vào mùa hè nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài vụ mùa vào tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch, sứa còn có cả vụ chiêm, tháng 8, 9, 10 âm lịch.
Sứa là loài hải sản dễ đánh bắt, không cần đầu tư nhiều, ít rủi ro. Vì vậy, dù thời vụ khai thác chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Trung bình mỗi ngày một gia đình có thể thu tiền triệu từ đánh bắt sứa. Nhờ đó, nhiều ngư dân trong xã đã giảm nghèo bền vững; không ít chủ xưởng thu mua và chế biến sứa giàu lên nhanh chóng.
Hiện khó khăn về “đầu ra”
Vụ sứa năm nay đang khiến nhiều chủ xưởng chế biến lo lắng. Như hàng năm, thời điểm này là đợt cao điểm sơ chế và xuất hàng ra thị trường. Tuy nhiên, hiện ở các xưởng chế biến lại vô cùng vắng lặng, đìu hiu, khác xa hoạt cảnh huyên náo, tấp nập người mua kẻ bán như những mùa trước.
Ông Bùi Văn Hoan cho biết: Từ đầu vụ đến nay, các chủ xưởng chủ yếu tập trung thu mua sứa để trữ hàng bán cho khách vào chính vụ. Bởi vậy, thời gian đầu, ngày nào công nhân cũng phải làm việc hết công suất để kịp trả hàng cho khách khi có yêu cầu. Hiện kho hàng của các xưởng đều chất đầy hàng, nhưng số thương lái đến đặt hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vào tầm này những năm trước, xưởng của ông lúc nào cũng bận rộn từ sáng đến tối; trung bình mỗi ngày có từ 20 - 30 lượt khách đến đặt, mua hàng. Vậy mà vụ năm nay, hôm nào đông lắm chỉ có 2 - 3 khách hàng, nhiều ngày chẳng có khách hàng nào.
Cách đó không xa là xưởng chế biến của gia đình bà Lương Thị Lanh. Do lượng hàng tồn lớn, nên mấy ngày nay bà phải cho một số công nhân nghỉ việc và tạm dừng thu mua sứa. Bà Lanh giải thích với chúng tôi: Từ nhiều năm nay, các chủ xưởng chế biến đều phải thuê người Trung Quốc đến làm việc, hướng dẫn quy trình chế biến sứa nhằm nâng chất lượng sản phẩm, thông qua các doanh nghiệp làm dịch vụ để xin cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Những năm qua, Phòng NN&PTNT huyện được giao bảo lãnh, chuyển đổi mục đích cho số người Trung Quốc có thị thực ký hiệu B3 được làm kỹ thuật và tạm trú tại các cơ sở chế biến sứa.
Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2015, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không cho phép cơ quan, doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh cho người nước ngoài chuyển đổi mục đích làm kỹ thuật chế biến sứa như trước đây. Do không có người hướng dẫn quy trình, kỹ thuật chế biến, nên độ tin cậy về chất lượng sản phẩm cũng bị giảm sút. Sản lượng tiêu thụ vì thế mà giảm mạnh, giá sản phẩm bán ra giảm từ 30 - 40% so với trước. Dù các chủ xưởng đã chấp nhận chịu lỗ để bán với giá rẻ, nhưng lượng khách hàng hiện tìm đến không nhiều...
Nghề khai thác, chế biến sứa ở Quan Lạn đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương trong nhiều năm qua, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, để nghề này phát triển bền vững, các cấp chính quyền, ngành chức năng cần sớm có giải pháp để tháo gỡ khó khăn về “đầu ra” cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.