Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Sen Trắng Tay

Mùa Sen Trắng Tay
Ngày đăng: 17/07/2014

Vụ sen năm nay, người dân các thôn An Ngãi Tây 2, An Ngãi Tây 3, xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) trắng tay khi sen chưa kịp trổ bông đã héo rũ hết lượt. Đây là năm thứ 2, gần 40 hộ trồng sen ở Bàu Nghè có sản xuất mà không có thu hoạch.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Ông Phan Sách, người có thâm niên hàng chục năm trồng sen buồn rầu cho biết: Mấy năm trước, cuối tháng 6 là thu hoạch rộ. Trồng sen thu nhập cao lắm.

Thường mỗi sào thu 100kg hạt tươi. Với giá 40.000 đồng/kg, không ít hộ ăn nên làm ra từ sen. Gia đình tôi trồng 1,6ha, những năm trước, năm nào cũng thu 3,2- 3,5 tấn, trị giá 130-150 triệu đồng. Trừ chi phí, lãi 70-80 triệu đồng. 2 năm nay, không rõ do đâu mà sen chuẩn bị ra bông là héo rũ, chết dần, không thu nổi một kilogam.

Ông Nguyễn Đắc Thanh, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Hòa Sơn cho hay: Trước đây, diện tích trồng sen ở Bàu Nghè khoảng 80ha. Loài cây này có từ xa xưa và năm nào cũng đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người trồng.

Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động, diện tích trồng sen chỉ còn 40ha. Tuy mỗi năm chỉ thu 1 đợt, nhưng sen ở Bàu Nghè năng suất cao. Hộ trồng nhiều như các ông Mai Văn Bền, Nguyễn Long, Lê Tiến, trồng trên dưới 3ha/hộ, thu trên dưới 200 triệu đồng/năm là thường.

2 năm thất thu, đời sống các hộ trồng sen lâm vào cảnh khốn khó. Vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sở NN&PTNT và cán bộ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường đã đến đồng sen xem xét sự tình, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, đến nay vẫn chưa có kết quả.

“Người dân chúng tôi chỉ biết sản xuất, còn tìm ra nguyên nhân vì sao sen bị héo rũ, chết hàng loạt thì chịu. Từ ngày sen chết đến nay, ai nấy đoán già đoán non. Có người cho rằng sen chết do bị bệnh nấm gây hại; nghi do khói bụi từ các nhà máy thép gây nên.

Chỉ mong cơ quan chức năng sớm xác định đúng bệnh, để bà con yên tâm, năm tới còn tiếp tục sản xuất, chứ như 2 năm vừa qua, mỗi sào đầu tư gần 2 triệu đồng mà trắng tay, đời sống càng ngày càng bức bách”, ông Sách mong muốn.

Không thể chậm trễ hơn được nữa, các cơ quan chuyên môn cần sớm có kết luận về hiện tượng bất thường này. Không những vậy, nhằm giúp gần 40 hộ trồng sen ổn định đời sống, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ hợp lý theo quy định hiện hành đối với trường hợp sản xuất bị thất bát do thiên tai, dịch bệnh gây nên…


Có thể bạn quan tâm

Lúa Hè thu trổ cây Lúa Hè thu trổ cây

Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.

02/07/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

02/07/2015
Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

02/07/2015
Nông dân trồng rau muống thu nhập khá Nông dân trồng rau muống thu nhập khá

Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.

02/07/2015
Lãng phí 60% nước tưới cà phê Lãng phí 60% nước tưới cà phê

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

02/07/2015