Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt

Mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt
Ngày đăng: 30/10/2015

Có hàng Việt, không dùng hàng ngoại

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong những năm gần đây, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh khi mua sắm tài sản công đã ưu tiên dùng hàng Việt, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo đó, tất cả các cơ quan đã quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức khi mua sắm phải ưu tiên dùng hàng trong nước.

Đặc biệt, khi dùng tiền ngân sách mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ quan phải mua hàng trong nước sản xuất, trừ trường hợp trong nước không sản xuất được mới được mua hàng hóa ngoại nhập.

Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kiểm tra hoạt động đưa hàng Việt về Ba Tơ.

Theo báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay đơn vị đã mua sắm hơn 100 triệu đồng tiền văn phòng phẩm phục vụ hoạt động.

Trong đó, toàn bộ các sản phẩm đều mua của các thương hiệu Việt Nam như giấy Bãi Bằng, bút bi Thiên Long; tủ đựng tài liệu, bàn ghế của Hòa Phát.

Hay như UBND huyện Sơn Hà đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hưởng ứng tích cực Cuộc vận động bằng cách mua sắm công phải mua hàng Việt Nam, mua hàng ngoại nhập khi trong nước sản xuất được sẽ không thanh quyết toán.

Ông Phùng Tô Long – Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà cho biết, việc mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được văn phòng thực hiện triệt để.

Văn phòng chỉ mua sắm một số hàng hóa là thiết bị của nước ngoài khi trong nước không sản xuất được.

Thay đổi dần thói quen “sính ngoại”

Theo báo cáo của Sở Y tế, trong 9 tháng năm 2015, tình hình sử dụng thuốc chữa bệnh do Việt Nam sản xuất tại các bệnh viện đã tăng cao so với năm 2014 và chiếm 74% tổng số thuốc điều trị cho bệnh nhân.

Năm 2014, tỷ lệ này là 49%.

Ông Bùi Văn Long – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Năm 2014, Sở Y tế xây dựng kế hoạch thuốc Việt Nam với tổng giá trị hơn 128 tỷ đồng, chiếm 49% so với tổng giá trị kế hoạch.

Theo kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc chữa bệnh trong năm này, thuốc Việt Nam trúng thầu với tổng giá trị hơn 102 tỷ đồng, chiếm 52%”.

Khi thuốc chữa bệnh do Việt Nam sản xuất đạt chất lượng, giá cả hợp lý được nhập về để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiệu quả, đã tạo niềm tin của người dân với thuốc chữa bệnh trong nước sản xuất, góp phần thay đổi thói quen dùng thuốc ngoại nhập của người dân.

Đối với Sở Công thương, ngoài việc chấp hành mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt, các bộ phận liên quan còn hưởng ứng cuộc vận động này bằng nhiều hoạt động thiết thực.

Trong đó, Trung tâm Khuyến công đã tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại các vùng nông thôn, miền núi.

Mục đích giúp doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm hàng hóa của đơn vị mình, từng bước tiếp cận và xây dựng mạng lưới phân phối ở thị trường nông thôn, miền núi.

Đồng thời, giúp người dân có điều kiện được mua hàng Việt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, hàng Việt có cải tiến nhưng nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả.

Vì vậy, để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt kết quả, hiệu quả cao hơn, các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành.

Đồng thời, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, tự khẳng định sản phẩm trên thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Hoa Kỳ Duy Trì Vị Trí Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam Hoa Kỳ Duy Trì Vị Trí Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam

Trong 11 tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản khoảng 957 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hai thị trường Việt Nam nhập khẩu chính là Ấn Độ (34,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%). Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6, chiếm 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này tính đến hết tháng 10 đã tăng đáng kể (tăng 68,9%) so với cùng kỳ năm 2013.

28/11/2014
Giá Dừa Khô Giảm Khoảng 20.000 Đ/chục Giá Dừa Khô Giảm Khoảng 20.000 Đ/chục

Trong vài tháng qua, giá dừa khô ổn định ở mức khá, nhưng hiện giá thu mua tại vườn đã giảm khoảng 20.000 đ/chục so với cách nay 1 tuần. Theo các nhà vườn ở Trà Ôn (Vĩnh Long), hiện giá dừa được bán ở mức giá 60.000 đ/chục (12 trái loại vừa và lớn, trái nhỏ 14 trái).

28/11/2014
Khánh Hòa Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Trên Vỉ Khánh Hòa Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Trên Vỉ

Cách đây 10 năm, một số người dân tại thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa giống rong nho từ Nhật Bản về trồng thử nghiệm tại địa phương. Từ đó đến nay giống cây này không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành sản phẩm xuất khẩu cho thu nhập cao.

30/06/2014
Xoài Núi Trước Nguy Cơ Thất Mùa Xoài Núi Trước Nguy Cơ Thất Mùa

Đầu tháng mười âm lịch, khu vực miền núi hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) vẫn còn xuất hiện những cơn mưa rải rác, tác động mạnh đến lịch thời vụ sản xuất; nhất là đối với nông dân có diện tích trồng xoài đang trong giai đoạn xử lý kích thích trổ bông, ra hoa và kết trái.

28/11/2014
Giá Tôm Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại Giá Tôm Nguyên Liệu Có Chiều Hướng Tăng Trở Lại

Một tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau là thời gian gần đây giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng có chiều hướng tăng trở lại sau khoảng thời gian dài rớt giá, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.

30/06/2014