Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Nhãn Vui Ở Sông Mã

Mùa Nhãn Vui Ở Sông Mã
Ngày đăng: 18/09/2014

“Với gần 4.300ha nhãn cho thu hoạch với chất lượng quả rất cao, bán được giá gấp đôi, gấp ba so với nhãn thường, tư thương lại thu mua mạnh nên vụ nhãn năm nay người dân huyện Sông Mã rất phấn khởi” - ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La) hào hứng thông tin.

Thu nhập hơn làm ngô 4-5 lần

Huyện vùng cao Sông Mã có lợi thế về cây nhãn. Đó là những vườn nhãn trải dài hàng chục km từ đầu huyện tới cuối huyện. Lão nông Lò Văn Quý ở bản Nà Hỳ, xã Chiềng Cang bảo: “Bây giờ đang là vụ nhãn chín. Dân làm nhãn chúng tôi chỉ mong trời nắng nóng.

Trời càng nắng nhiều, nhãn càng mọng nước, chất đường nhiều hơn”. Cũng theo ông Quý thì người Thái, người Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào… trên đất Sông Mã này trước đây không biết trồng cây ăn quả để làm hàng hóa. Từ khi bà con Hưng Yên lên đây định canh, định cư những năm 60-70 của thế kỷ trước, cây nhãn mới xuất hiện ở đây.

“Chúng tôi thấy người Kinh trồng nhãn cho thu nhập cao, vậy là học và làm theo. Lúc đầu chỉ có ở mấy khu Chiềng Khương, Nà Nghịu và thị trấn, nay thì lan ra toàn huyện.

Vùng nào nắng nóng nhiều là trồng được nhãn và cho năng suất cao. Nhà tôi cũng có hơn 100 cây nhãn, năm nay chắc thu được khoảng 10 tấn quả tươi. Trừ chi phí chăm sóc cũng thu được hơn 100 triệu đồng, tính ra hơn làm ngô đến 4-5 lần” - ông Quý cho biết.

Ngay ở trung tâm xã Chiềng Cang, thương lái đang tấp nập thu mua nhãn. Chị Lò Thị Nen, dân bản Nhạp bảo: Hàng chục năm nay mới có một vụ nhãn được mùa như thế này. Nhà tôi có 57 cây, cây nào cũng sai trĩu, thu được tới hơn 6 tấn quả tươi. Năm nay nhãn lại được giá, nếu là nhãn ghép cành chất lượng cao thì giá bán tại gốc đã trên 20.000 đồng/kg; nhãn thường cũng được 15.000-16.000 đồng/kg. Có bao nhiêu là các thương lái mua hết, chẳng sợ ế, chẳng lo bị ép giá vì có rất nhiều người mua.

Phát triển nhãn trái vụ

Ông Hoàng Nghĩ

Tư duy hàng hóa đã chi phối dân trồng nhãn ở đây, nên cây nhãn ở Sông Mã sẽ ngày càng phát triển vì được đầu tư toàn diện. Mỗi năm, thu nhập từ cây nhãn của người dân Sông Mã lên tới hàng trăm tỷ đồng”.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Sông Mã những năm gần đây, nhãn luôn là cây đứng tốp đầu trong số cây trồng lâu năm và chiếm tới 90% tổng diện tích cây ăn quả của huyện. Không chỉ lo phát triển về diện tích, 5 năm trở lại đây người dân Sông Mã đã liên kết “4 nhà” để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây nhãn.

Ông Hoàng Nghĩ - chủ trang trại ở bản Loọng Mòn, xã Huổi Một cho biết: Từ năm 2010, huyện Sông Mã cũng đã phối hợp Viện Rau quả Trung ương hướng dẫn cho nhiều gia đình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cây nhãn để nâng cao chất lượng, năng suất nhãn. Đặc biệt là việc thí điểm đưa giống nhãn Hương Chi chín muộn vào ghép cải tạo trên thân cây nhãn lâu năm giúp năng suất nhãn tăng lên nhiều lần.

Trong 4 năm qua, diện tích nhãn ghép của toàn huyện Sông Mã đã tăng lên khoảng 500-600ha, tập trung tại các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ.... “Trong thời gian tới, diện tích nhãn ghép chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn.

Một số hộ còn thử nghiệm ghép giống nhãn trái vụ vốn chỉ có ở một số vùng cao của huyện Mường La. Nếu nhãn trái vụ ghép thành công thì giá trị kinh tế của cây nhãn ở Sông Mã còn tăng lên nhiều lần” – ông Nghĩ bảo vậy.


Có thể bạn quan tâm

Rau Xanh… Ngày Tháng Rau Xanh… Ngày Tháng

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

28/02/2015
Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

28/02/2015
Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

28/02/2015
Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

28/02/2015
Vĩnh Long Thu Hoạch Rộ Lúa Đông Xuân Vĩnh Long Thu Hoạch Rộ Lúa Đông Xuân

Vĩnh Long đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa Đông Xuân 2014 - 2015. Tính đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 16.000/61.000ha gieo sạ, năng suất bình quân 6,7 tấn/ha. Diện tích còn lại tập trung giai đoạn từ đòng trổ đến chín.

28/02/2015