Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Mưa Tăng Dinh Dưỡng Cho Cây Tiêu

Mùa Mưa Tăng Dinh Dưỡng Cho Cây Tiêu
Ngày đăng: 09/05/2014

Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, có độ pH từ 5,5 - 6,5, đất có độ dốc dưới 10% và mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.

Đất cần được làm kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng. Trên đất chua cần bón vôi, lượng vôi bón khoảng 1,5 - 2 tấn/ha.

Theo khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cần chú ý đặc biệt bón phân hữu cơ (HC) cho cây tiêu, gồm phân chuồng hoai (trâu, bò, gà), phân rác mục, phân hữu cơ chế biến hoặc phân vi sinh.

Lượng phân HC (kg/trụ/năm) tùy theo chất lượng phân: Phân chuồng, phân rác năm thứ nhất bón 7 - 10kg hoặc 2kg phân HC chế biến. Năm thứ 2 và thứ 3 bón 10 – 15kg phân chuồng/phân rác hoặc 3kg phân HC chế biến. Từ năm thứ 4 trở đi bón 15kg phân chuồng/phân rác hoặc 5kg phân HC chế biến.

Thời gian và cách bón: phân chuồng hoặc phân rác mỗi năm bón một lần vào đầu mùa mưa, phân HC cơ chế biến hoặc phân vi sinh bón hai lần vào đầu và giữa mùa mưa. Đào rãnh một bên mép tán, sâu 10 - 15cm, cho phân vào và lấp đất lại, nên chú ý trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ.

Với phân vô cơ thì liều lượng bón (gam/trụ/năm) như sau: Năm thứ nhất (trồng mới) 120g urea + 200g lân + 90g Kcl. Năm thứ 2 và thứ 3 bón 240g urea + 330g lân + 180g Kcl. Năm thứ 4 trở đi bón 295g urea + 425g lân + 330g Kcl. Cách bón: Sau khi trồng mới 1 - 1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali. Sau khi trồng 2 - 3 tháng bón số còn lại. Năm thứ 2 và thứ 3 bón ba lần/năm: lần 1 bón 1/3 đạm + 1/3 kali và tất cả lượng phân lân, bón vào đầu mùa mưa. Lần 2: bón 1/3 đạm + 1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa và lần 3 bón lượng phân còn lại, bón vào cuối mùa mưa.

Từ năm thứ 4 bón bốn lần/năm. Lần 1 bón 30% đạm + 20% kali và tất cả lượng phân lân kết hợp với phân hữu cơ, bón sau khi kết thúc thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày. Lần 2 bón 30% đạm + 30% kali vào đầu mùa mưa. Lần 3: bón 25% đạm + 30% kali, bón vào giữa mùa mưa và lần 4 bón 15% đạm + 20% kali còn lại vào cuối mùa mưa. Cách bón: đào rãnh quanh mép tán, sâu 7 - 10cm, rải phân và lấp đất.

Bổ sung phân trung lượng (Ca, Mg) và vi lượng kẽm (Zn) và Bo (B) rất cần cho cây tiêu hạn chế rụng hoa và quả non, các nguyên tố trung lượng thường có trong các loại phân bón hỗn hợp và trong phân hữu cơ. Các nguyên tố vi lượng thường có trong phân bón lá và phân HC chế biến có bán trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Thả Nuôi Trên 2.000ha Cá Ruộng Thay Lúa Vụ 3 Thả Nuôi Trên 2.000ha Cá Ruộng Thay Lúa Vụ 3

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.

19/08/2013
Người Nuôi Tôm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phản Đối Phán Quyết Của DOC Người Nuôi Tôm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phản Đối Phán Quyết Của DOC

Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.

19/08/2013
Hội Thảo Hội Thảo "Kết Nối Doanh Nghiệp Với Người Nuôi Tôm"

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

19/08/2013
Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

19/08/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Bò Lai Phát Triển Nghề Nuôi Bò Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

19/08/2013