Mua mía nguyên liệu giá cao hơn vụ trước

Vụ mía đường năm nay, công ty sẽ mua mía cao hơn năm trước khoảng 140 ngàn đồng/tấn.
Cụ thể, mía mua tại bàn cân nhà máy loại 10 chữ đường là 1.050.000 đồng/tấn và 950 ngàn đồng/tấn loại 10 chữ đường tại ruộng.
Với những loại mía không đủ 10 chữ đường thì cứ kém 1 chữ đường sẽ trừ 95 ngàn đồng/tấn.
Vừa qua, Công ty cổ phần mía đường La Ngà mới đầu tư 30 tỷ đồng để nâng công suất ép mía lên 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, do 2 năm liền giá mía hạ sâu nên diện tích vùng nguyên liệu giảm mạnh, lượng mía ép trong vụ dự tính chỉ đạt 190 ngàn tấn, thấp hơn vụ trước khoảng 35 ngàn tấn.
Có thể bạn quan tâm

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.