Mùa Mây Trên Dãy Trường Sơn

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...
Đến thôn Pơr'ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) vào một buổi chiều giữa tháng 3 gặp nhiều người dân trong thôn vào rừng bứt mây để có thêm thu nhập. Già làng Clâu Nâm cho biết: Vào tháng 2 âm lịch, tranh thủ thời điểm nông nhàn, đa số người dân trong thôn đã vào rừng bứt mây tự nhiên về bán cho các tư thương.
Bình quân mỗi sợi mây có giá 2.000 đồng. Nhiều người có thể bứt được 80 sợi trong ngày, bán được 160.000 đồng/ ngày. Năm nay, mây rừng thôn Pơr'Ning đã già, đạt yêu cầu của người mua.
Trao đổi với chúng tôi, anh Bhriu Thành (32 tuổi) cho hay: “Hơn tuần nay, mình và dân làng đi bứt. Buổi sáng đi từ 7 giờ, đến chiều khoảng 15 giờ, mỗi người vác mỗi bó về thôn là có thể bán được khoảng trăm ngàn mỗi ngày để chi tiêu trong gia đình".
Nhưng việc bứt mây không hề đơn giản bởi mỗi ngày nguồn mây càng xa, mang vác nặng. Đồng bào nơi đây thường bứt mây bằng tay trần nên bị gai đâm, nhức nhối đến phát sốt là chuyện bình thường.
Theo già làng Clâu Nâm, cây mây mọc hoang dại khá nhiều dưới tầng thấp của các tán rừng do cộng đồng thôn Pơr'ning quản lý bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay mỗi cây mây dài 4m chỉ có giá 2.000 đồng, như vậy là quá rẻ so với sức lao động của bà con, trong khi cây mây lại có giá trị sử dụng cao trong đời sống và thị trường hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong khả năng có thể, huyện cần có hướng khảo sát quy mô, sản lượng, có kế hoạch thu mua, bảo quản nguồn tài nguyên này để phát triển làng nghề tiểu thủ công hoặc liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh nhằm giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phấn xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.