Mùa Mây Trên Dãy Trường Sơn

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...
Đến thôn Pơr'ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) vào một buổi chiều giữa tháng 3 gặp nhiều người dân trong thôn vào rừng bứt mây để có thêm thu nhập. Già làng Clâu Nâm cho biết: Vào tháng 2 âm lịch, tranh thủ thời điểm nông nhàn, đa số người dân trong thôn đã vào rừng bứt mây tự nhiên về bán cho các tư thương.
Bình quân mỗi sợi mây có giá 2.000 đồng. Nhiều người có thể bứt được 80 sợi trong ngày, bán được 160.000 đồng/ ngày. Năm nay, mây rừng thôn Pơr'Ning đã già, đạt yêu cầu của người mua.
Trao đổi với chúng tôi, anh Bhriu Thành (32 tuổi) cho hay: “Hơn tuần nay, mình và dân làng đi bứt. Buổi sáng đi từ 7 giờ, đến chiều khoảng 15 giờ, mỗi người vác mỗi bó về thôn là có thể bán được khoảng trăm ngàn mỗi ngày để chi tiêu trong gia đình".
Nhưng việc bứt mây không hề đơn giản bởi mỗi ngày nguồn mây càng xa, mang vác nặng. Đồng bào nơi đây thường bứt mây bằng tay trần nên bị gai đâm, nhức nhối đến phát sốt là chuyện bình thường.
Theo già làng Clâu Nâm, cây mây mọc hoang dại khá nhiều dưới tầng thấp của các tán rừng do cộng đồng thôn Pơr'ning quản lý bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay mỗi cây mây dài 4m chỉ có giá 2.000 đồng, như vậy là quá rẻ so với sức lao động của bà con, trong khi cây mây lại có giá trị sử dụng cao trong đời sống và thị trường hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong khả năng có thể, huyện cần có hướng khảo sát quy mô, sản lượng, có kế hoạch thu mua, bảo quản nguồn tài nguyên này để phát triển làng nghề tiểu thủ công hoặc liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh nhằm giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phấn xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm dịch hơn 4,7 tấn sản phẩm động vật, 13.400 tấn thịt động vật, 118,4 triệu quả trứng gia cầm nội tỉnh và 176,4 triệu quả trứng gia cầm xuất tỉnh.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, việc quản lý dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập, các loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp làm tăng chi phí và tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi, người tiêu dùng thực phẩm.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở Khu phố 5 và Khu phố 6 (phường IV, thành phố Tây Ninh) tận dụng khoảng trống ít ỏi trước hoặc bên hông nhà để trồng nha đam Thái (Lô hội) bán cho thương lái, tăng thêm thu nhập cho gia đình.