Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Mãng Cầu Bảy Núi

Mùa Mãng Cầu Bảy Núi
Ngày đăng: 19/08/2014

Bước vào mùa mưa, cũng là lúc người dân Bảy Núi (An Giang) tất bật thu hoạch mãng cầu (na) từ trên núi để tiêu thụ.

Những vườn mãng cầu trĩu quả mang vị ngọt tự nhiên đã giúp cho hàng trăm nông dân nơi đây có nguồn thu nhập ổn định.

Những ngày này, chạy dọc theo con lộ từ Chi Lăng đến hương lộ 17, chúng ta dễ bắt gặp những giỏ mãng cầu (na) đầy ắp xếp thành từng đống hai bên đường chờ bán cho du khách. Mãng cầu trồng ở vùng Bảy Núi tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân bón, thuốc BVTV, lại trồng trên núi, được xem là loại trái cây sạch ở vùng này.

Chính vì vậy, mãng cầu được tiêu thụ mạnh trong và ngoài tỉnh, thậm chí còn XK sang Campuchia với số lượng lớn. Ông Bùi Văn Thông ở ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên có 3 ha trồng rừng xen mãng cầu ta cho biết, mãng cầu rất thích hợp với vùng đất núi. Dễ trồng, ít công chăm sóc lại nhẹ chi phí đầu tư. Từ khi trồng khoảng 2 năm sau sẽ cho thu hoạch trái. Bình quân sản lượng trái từ 20 – 30 kg/cây (4 năm tuổi).

Còn ông Huỳnh Văn Xem, có 7 công mãng cầu trồng dưới tán rừng cho biết thêm: Mãng cầu trồng có thể cho thu hoạch trái trên 20 năm. Khi mùa mưa đến cũng là lúc mãng cầu bắt đầu thay lá, ra bông và cho thu hoạch sau 3 tháng.

Chi phí đầu tư phân bón (nếu có) cho cây mãng cầu ta cũng không cao, khoảng 300.000 đ/công nên đây được xem là loại cây ăn trái dễ trồng đối với nông dân vùng này. Bình quân mỗi ha mãng cầu cho thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/năm.

Mùa mãng cầu Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 6 và chấm dứt vào cuối tháng 7 âm lịch. Ông Xích Sóc Khanh, thương lái ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết: Mãng cầu ngoài bán tại chỗ còn xuất sang Campuchia và chuyển về bán tại các tỉnh ĐBSCL. Hiện giá thu mua tại vườn từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, lúc cuối vụ tăng lên 17.000 đồng/kg. Thường thì nhà vườn cứ 3 ngày thu hoạch trái một lần.

Ông Trần Văn Dũng, phó trưởng ấp Tà Lọt, xã An Hảo (Tịnh Biên) khẳng định: Hiện tại, mãng cầu được xem là cây giảm nghèo nên nhiều bà con đang bắt đầu trồng mới trên diện tích bị chết trước đây. Mãng cầu chủ yếu được trồng xen dưới tán rừng, bằng cách cho cây phát triển tự nhiên không cần đầu tư phân bón, thuốc BVTV…, cứ mùa mưa đến cây tự thay lá, ra bông và cho trái.

Bởi thế, ở các khu vực dưới chân Núi Cấm, Núi Dài thuộc xã Lê Trì, hầu hết các hộ dân đều trồng mãng cầu. Trong đó, riêng ấp Tà Lọt có khoảng 100 hộ. Tuy nhiên, gần đây diện tích mãng cầu giảm do các loại cây ăn trái khác như xoài phát triển mạnh đã lấn áp mãng cầu.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tịnh Biên, ngoài chính vụ, mãng cầu ta còn cho trái nghịch vụ vào các tháng khác trong năm, bằng cách áp dụng một số phương pháp, như: Xịt thuốc cho mãng cầu ta rụng lá, sau đó tưới nhiều nước cho cây, cây sẽ ra lá non, hoa và cho trái. Thường nghịch vụ mãng cầu có giá, nhà vườn thu nhập cao.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay của nông dân là việc chủ động nguồn nước tưới, bởi vùng Bảy Núi lượng mưa ít ỏi.


Có thể bạn quan tâm

Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

11/07/2012
Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

08/04/2012
Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

12/07/2012
Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.

08/04/2012
Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế)

12/07/2012