Mưa lớn nhiều ngày, cảnh báo nguy cơ ngập úng lúa và hoa màu

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.
Hôm nay 31.8, miền Bắc bước vào ngày thứ tư của đợt mưa lớn. Vùng mưa to không tập trung ở miền núi phía Bắc mà dịch chuyển đến khu vực phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình.
Dự báo đợt mưa này sẽ kéo dài đến hết ngày 2.9, với tổng đợt mưa cả đợt từ 40-70mm, có nơi mưa lớn trên 150mm. Mưa liên tiếp trong nhiều ngày, khả năng gây ngập úng cục bộ ở những chân ruộng trũng là rất lớn, làm thiệt hại lúa và hoa màu. Đặc biệt trong thời gian này, lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.
Bà con nông dân cần lưu ý khơi thông dòng chảy, tiêu úng ngay khi ruộng bị ngập nước. Với hoa màu, ngoài tiêu ngập úng, bà con cần tranh thủ chằng chống lại mái che tránh dập nát do mưa xuống.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.