Mưa lớn nhiều ngày, cảnh báo nguy cơ ngập úng lúa và hoa màu

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.
Hôm nay 31.8, miền Bắc bước vào ngày thứ tư của đợt mưa lớn. Vùng mưa to không tập trung ở miền núi phía Bắc mà dịch chuyển đến khu vực phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng và Ninh Bình.
Dự báo đợt mưa này sẽ kéo dài đến hết ngày 2.9, với tổng đợt mưa cả đợt từ 40-70mm, có nơi mưa lớn trên 150mm. Mưa liên tiếp trong nhiều ngày, khả năng gây ngập úng cục bộ ở những chân ruộng trũng là rất lớn, làm thiệt hại lúa và hoa màu. Đặc biệt trong thời gian này, lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.
Bà con nông dân cần lưu ý khơi thông dòng chảy, tiêu úng ngay khi ruộng bị ngập nước. Với hoa màu, ngoài tiêu ngập úng, bà con cần tranh thủ chằng chống lại mái che tránh dập nát do mưa xuống.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.