Mưa Lớn Làm Ngập Úng Hàng Trăm Công Rẫy Hoa Màu Ở Xã Phú Hiệp

Cơn mưa lớn rạng sáng ngày 30/9/2014 đã làm ngập úng cục bộ gần 180 công đất rẫy trồng hoa màu ở Tổ hợp tác số 1, ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông.
Nông dân canh tác hoa màu ở đây đang khẩn trương đào đất đắp bờ bao ngăn nước tràn vào rẫy và đem máy dầu bơm nước ra chống úng cho cây trồng... nhưng xem ra vẫn không chống kịp. Bà con trồng màu đang rất lo lắng.
Ông Trần Văn Liền ngụ ấp Hiệp Bình, xã Phú Hiệp cho biết: Gia đình ông canh tác gần 20 công rẫy dưa hấu và kiệu.
Dưa hấu đã được gần 30 ngày, đang xử lý ra bông lấy trái; còn cây kiệu cũng được 40 ngày... nhưng cơn mưa vừa qua đã làm ngập toàn bộ diện tích trồng dưa và kiệu của ông. Từ sáng sớm, khi cơn mưa chưa dứt hẳn, ông đã ra đồng đào đất đắp bờ ngăn nước tràn vào rẫy và đặt máy bơm dầu rút nước ra chống úng. Ông Liền nói: “Dưa sắp lấy trái, bây giờ bị ngập nước; thiệt hại 80 - 90%.
Mong chính quyền chi viện thêm bơm điện, chứ đồng này 4 - 5 ngàn công mà có 2 ụ bơm thì không thể nào chống úng nổi”.
Tổng diện tích Tổ hợp tác này có khoảng 4.700 công. Trong đó, có gần 180 công đang trồng các loại hoa màu như: dưa hấu, củ kiệu, khoai môn, bầu, bí, ớt... hầu hết diện tích cây trồng này đều bị ngập nước.
Mặc dù, Tổ hợp tác đã có trạm bơm điện, với 2 mô-tơ và 2 ống bơm lớn đang chạy hết công suất để bơm rút nước ra, nhưng xem ra vẫn không kịp để cứu hoa màu. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND xã Phú Hiệp cho biết: Địa phương đang huy động máy bơm và làm việc với chủ máy nước, đem vào rẫy khẩn trương bơm nước ra cứu diện tích hoa màu đang bị ngập úng.
Có thể bạn quan tâm

Đây cũng là chợ cung cấp thủy, hải sản lớn nhất thế giới. Sản lượng cung cấp mỗi ngày lên tới 1.800 tấn, trong đó cung cấp khoảng 480 loại thủy, hải sản đến từ khắp nơi trên thế giới. Tsukiji Market cũng là nơi tập hợp tất cả các sản phẩm thủy, hải sản có chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới.

Mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trưởng hơn 32% đã giúp Việt Nam vượt qua Thái Lan, lên đứng thứ 4 toàn thế giới cung cấp tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ về số lượng và vượt lên trên Ecuador xếp thứ 3 về giá trị. EU là thị trường đứng thứ 2 xuất khẩu tôm của Việt Nam với mức tăng trưởng hơn 17%.

Cơ quan chủ quản cho rằng, chất lượng cá ngừ sau khai thác bị sụt giảm là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản phẩm cá ngừ không còn đủ phẩm cấp để xuất dưới dạng nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến, vì vậy mà giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể.

Nắm bắt nhu cầu thị trường Tết rất ưa chuộng thực phẩm khô để thưởng thức và làm quà biếu, từ hơn 1 tháng nay, người dân ở các xã biên giới Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông… của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tất bật chế biến nhiều loại đặc sản khô, như: Khô cá sặc rằn, cá kết, cá nhái, khô rắn...

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.