Gừng Non Chạy Lũ

Hiện tại, một số hộ trồng gừng ở ĐBSCL đang tất bật thu hoạch gừng còn non để bán cho thương lái trước khi nước lũ về với mức giá từ 21.000 - 23.000 đ/kg.
Nhiều hộ dân trồng gừng cho rằng, gừng được trồng trên đất ruộng có nhiều lợi thế hơn so với trồng trên đất liếp nhưng phải trồng sớm để kịp thu hoạch trước con nước lũ về.
Ông Hồ Thanh Tuyền, quê ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhưng lại trồng gừng ở ấp 1, xã Long Trị (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) dẫn chúng tôi ra ruộng gừng đang thu hoạch nhộn nhịp.
Ông cho biết: “Ruộng gừng gần 4 công của tôi trồng đến nay đã hơn 5 tháng. Mặc dù, gừng chưa đạt trọng lượng tối đa và cũng chưa già nhưng vẫn có thể bán được với giá cao. Trồng gừng trên đất ruộng phải xuống giống sớm để khỏi bơm tưới và thu hoạch trước khi nước chụp bờ”.
Trồng gừng thu hoạch sớm để bán được giá cao là cách mà nhiều hộ dân lựa chọn hiện nay. Ông Thảo, một hộ có nhiều kinh nghiệm, đang chuẩn bị thu hoạch 4,5 công gừng cho biết: “Để bán được gừng giá cao nên trồng trên đất ruộng, xuống giống sớm và thu hoạch trước khi nước lũ.
Ông Lê Hoàng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết, diện tích trồng gừng của huyện chỉ ở mức 39,6 ha. Bởi giá gừng luôn bấp bênh, nên người dân không dám mạo hiểm phát triển ồ ạt loại cây trồng này.
Tuy nhiên, hơn 5 tháng trồng gừng chưa đạt đỉnh về năng suất, sản lượng (vì còn non) nhưng giá bán luôn đứng ở mức cao và nhẹ công chăm sóc. Gừng bán được giá sẽ cho lợi nhuận hơn so với gừng đạt đỉnh sản lượng”.
Theo ông Tuyền, thu hoạch gừng sớm sản lượng sẽ giảm khoảng 3 tấn/công so với vài tháng nữa, nhưng giá bán cao hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch rộ, mà lại không bị hao hụt do ngập úng nên vẫn có lãi. Thêm vào đó là đỡ tốn kém thêm chi phí đầu tư cho ruộng gừng từ nay đến lúc gừng già...
Theo nhiều chủ vựa thu mua gừng ở Long Mỹ, gừng thu hoạch tháng 7 (âm lịch) có giá cao, còn từ tháng 8 – tháng 10 (âm lịch) nước lũ lên, cộng với gừng thu hoạch rộ nên giá giảm đi rất nhiều.
Mặc dù, trồng gừng bỏ nhiều chi phí đầu tư nhưng sau 2,5 tháng trồng, nông dân có thể tiến hành lấy "gừng cụ" để bán. Bình quân, 1 tấn gừng sẽ cho 850 kg "gừng cụ”. Với giá gừng hiện tại 21.000 đ/kg trừ chi phí, người trồng gừng lãi khá.
Ông Trịnh Hoàng Khải, chủ điểm thu mua gừng ở chợ Cái Sơn, xã Phương Bình (Phụng Hiệp) cho biết: Mỗi năm, cơ sở này thu mua từ 400 – 500 tấn gừng, phần lớn là gừng chạy lũ ở Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... Sau đó, gừng được tiêu thụ ở các tỉnh như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, bán cả sang Campuchia mà không phân biệt non hay già.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.

Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.

VASEP yêu cầu DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 08 và 09 như các năm trước đây.

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.