Mưa lớn kéo dài rau xanh tăng giá đột ngột

Mưa lớn kéo dài khiến cho giá rau xanh tăng giá.
Theo nghi nhận của phóng viên sáng ngày 23-9, tại một số chợ Hà Nội như: Nghĩa Tân, Bưởi, Xuân Đỉnh… giá rau xanh đều tăng từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng so với ngày thường.
Cụ thể, rau ngót từ 3.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; rau muống từ 4.000 đồng/mớ lên 7.000 đồng/mớ; cải thảo là 20.000 đồng/kg; cải ngọt 11.000 đồng/mớ; mồng tơi 6.000 đồng/mớ, bắp cải có giá 20.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với ngày thường, cà chua 20.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với ngày thường.
Các loại củ, quả như su su, cà rốt, khoai tây tăng nhẹ 2.000 đồng/kg.
Theo nhiều tiểu thương, các loại rau xanh tăng giá do mưa lớn kéo dài nhiều loại rau bị hỏng nát, không thể tiêu thụ, dẫn đến lượng cung giảm.
Chị Phạm Thị Mai, tiểu thương tại chợ Bưởi (Tây Hồ- Hà Nội) cho biết, hiện nguồn rau xanh được nhập về các chợ đầu mối đều giảm nên giá cũng được đẩy lên cao hơn so với những ngày bình thường.
“Nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới, giá rau xanh sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Vì nhiều ruộng rau khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận Hà Nội đều đã bị dập nát, hỏng gần hết”, chị Mai cho biết.
Đồng thời, nhiều người dân lo lắng mưa lớn kéo dài Hà Nội sẽ tái diễn trận lụt lịch sử như năm 2008. Do đó, nhiều người đổ xô đi mua thực phẩm về tích trữ khiến cho giá rau xanh tăng giá.
Có thể bạn quan tâm

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.