Mưa lớn kéo dài, dâu tây Đà Lạt tăng giá chóng mặt

Theo ghi nhận của phóng viên, giá dâu tây hiện được bán tại chợ Đà Lạt và các vựa dâu trên địa bàn thành phố dao động từ 100.000-140.000 đồng/kg tùy loại, đối với dâu tây trồng theo phương pháp thường. So với thời điểm vài tháng trước, giá dâu tây chỉ khoảng 35.000- 60.000 đồng/kg, như vậy giá đã cao hơn từ 2-3 lần .
Ngoài ra, đối với dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch giá cũng đang tăng đáng kể. Hiện tại, mỗi kg dâu tây sạch được các chủ vườn hoặc chủ trang trại bán với giá từ 220.000-300.000 đồng, có khi lên đến 320.000 đồng/kg tuỳ theo dâu loại một hoặc loại hai.
Mặc dù dâu tây trồng trong nhà kính được bán với giá rất cao nhưng loại trái này vẫn được nhiều người du khách ưa chuộng bởi mức độ an toàn cao, sạch, ngọt và thơm hơn loại dâu trồng ngoài trời theo phương pháp truyền thống.
Một số nhà vườn chuyên trồng dâu tây ở TP Đà Lạt cho biết, thời gian qua tại địa phương mưa kéo dài khiến trái dâu ở các vườn trồng ngoài trời bị hư hại nhiều, dẫn đến sản lượng dâu bị sụt giảm đáng kể.
Ngoài ra, các vườn dâu trong nhà kính cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, trời ít nắng, ánh sáng không đủ và nhiệt độ thấp khiến cây dâu ít ra hoa, lượng trái cũng không nhiều. Mặt hàng này hiện đang khan hiếm, dù có giá rất cao nhưng vẫn không có hàng để bán.
Cũng theo chủ vựa dâu tây Thu Út, Phường 8, TP Đà Lạt cho biết: “Đợt này dâu tây đang cháy hàng, hàng về không nhiều nên bán đến trưa là hết. Khách mà muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới có, dâu loại nhỡ bây giờ cũng khoảng 100.000- 120.000 đồng/kg nhưng cũng không có nhiều hàng để bán”.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay diện tích dâu tây Đà Lạt được mở rộng lên 115 ha, nhiều hơn hẳn so với những năm trước. Có thời điểm diện tích dâu tây Đà Lạt bị thu hẹp còn khoảng 70 ha do bị sâu bệnh tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.