Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mưa lớn kéo dài, dâu tây Đà Lạt tăng giá chóng mặt

Mưa lớn kéo dài, dâu tây Đà Lạt tăng giá chóng mặt
Ngày đăng: 03/08/2015

Theo ghi nhận của phóng viên, giá dâu tây hiện được bán tại chợ Đà Lạt và các vựa dâu trên địa bàn thành phố dao động từ 100.000-140.000 đồng/kg tùy loại, đối với dâu tây trồng theo phương pháp thường. So với thời điểm vài tháng trước, giá dâu tây chỉ khoảng 35.000- 60.000 đồng/kg, như vậy giá đã cao hơn từ 2-3 lần .

Ngoài ra, đối với dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch giá cũng đang tăng đáng kể. Hiện tại, mỗi kg dâu tây sạch được các chủ vườn hoặc chủ trang trại bán với giá từ 220.000-300.000 đồng, có khi lên đến 320.000 đồng/kg tuỳ theo dâu loại một hoặc loại hai.

Mặc dù dâu tây trồng trong nhà kính được bán với giá rất cao nhưng loại trái này vẫn được nhiều người du khách ưa chuộng bởi mức độ an toàn cao, sạch, ngọt và thơm hơn loại dâu trồng ngoài trời theo phương pháp truyền thống.

Một số nhà vườn chuyên trồng dâu tây ở TP Đà Lạt cho biết, thời gian qua tại địa phương mưa kéo dài khiến trái dâu ở các vườn trồng ngoài trời bị hư hại nhiều, dẫn đến sản lượng dâu bị sụt giảm đáng kể.

Ngoài ra, các vườn dâu trong nhà kính cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, trời ít nắng, ánh sáng không đủ và nhiệt độ thấp khiến cây dâu ít ra hoa, lượng trái cũng không nhiều. Mặt hàng này hiện đang khan hiếm, dù có giá rất cao nhưng vẫn không có hàng để bán.

Cũng theo chủ vựa dâu tây Thu Út, Phường 8, TP Đà Lạt cho biết: “Đợt này dâu tây đang cháy hàng, hàng về không nhiều nên bán đến trưa là hết. Khách mà muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới có, dâu loại nhỡ bây giờ cũng khoảng 100.000- 120.000 đồng/kg nhưng cũng không có nhiều hàng để bán”.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay diện tích dâu tây Đà Lạt được mở rộng lên 115 ha, nhiều hơn hẳn so với những năm trước. Có thời điểm diện tích dâu tây Đà Lạt bị thu hẹp còn khoảng 70 ha do bị sâu bệnh tấn công.


Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh bệnh cong thân và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng Phòng tránh bệnh cong thân và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

05/10/2015
Độc đáo nghề rùng cá Độc đáo nghề rùng cá

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

05/10/2015
Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

05/10/2015
Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

05/10/2015
167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản 167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

05/10/2015