Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao

Những ngày gần đây, việc thu hoạch lúa của một số hộ dân ở xã Long An (Long Hồ - Vĩnh Long) gặp khó. Nguyên nhân là do mưa lớn liên tục, lúa bị đổ ngã, máy gặt nằm chờ nhưng không gặt được, người dân buộc phải thuê nhân công cắt tay.
Tuy nhiên, nhân công khan hiếm nên giá thuê rất cao, lên tới 400.000 đ/công (cắt và bó), trong khi giá gặt máy khoảng 250.000 đ/công.
Bà Phan Thị Cẩm Chương (ấp Bà Lang) chuẩn bị thu hoạch 7 công lúa OM 5451 cho biết: Lúa chín huốt 5 ngày rồi mà mưa liên tục nên chưa thu hoạch được. Ngoài ra, khoảng 10 hộ dân trong ấp cũng gặp trường hợp tương tự.
Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, nếu cắt tay rồi còn phải mướn suốt và chở lúa về… thì chi phí thu hoạch đã lên tới khoảng 600.000 đ/công, lợi nhuận chỉ còn chừng 400.000 - 500.000 đ/công.
Thu hoạch chạy mưa nên ngoài việc chi phí tăng cao, tốn thêm công phơi lúa, nông dân còn lo lúa xấu - khó bán.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị bàn giải pháp khai thác, xuất khẩu cá ngừ do Bộ NN&PTNT tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thủy sản, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, diễn ra ngày 13-9 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.