Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao

Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao
Ngày đăng: 07/11/2014

Những ngày gần đây, việc thu hoạch lúa của một số hộ dân ở xã Long An (Long Hồ - Vĩnh Long) gặp khó. Nguyên nhân là do mưa lớn liên tục, lúa bị đổ ngã, máy gặt nằm chờ nhưng không gặt được, người dân buộc phải thuê nhân công cắt tay.

Tuy nhiên, nhân công khan hiếm nên giá thuê rất cao, lên tới 400.000 đ/công (cắt và bó), trong khi giá gặt máy khoảng 250.000 đ/công.

Bà Phan Thị Cẩm Chương (ấp Bà Lang) chuẩn bị thu hoạch 7 công lúa OM 5451 cho biết: Lúa chín huốt 5 ngày rồi mà mưa liên tục nên chưa thu hoạch được. Ngoài ra, khoảng 10 hộ dân trong ấp cũng gặp trường hợp tương tự.

Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.

Tuy nhiên, nếu cắt tay rồi còn phải mướn suốt và chở lúa về… thì chi phí thu hoạch đã lên tới khoảng 600.000 đ/công, lợi nhuận chỉ còn chừng 400.000 - 500.000 đ/công.

Thu hoạch chạy mưa nên ngoài việc chi phí tăng cao, tốn thêm công phơi lúa, nông dân còn lo lúa xấu - khó bán.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

13/08/2013
Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

13/08/2013
Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

13/08/2013
Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

13/08/2013
Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

13/08/2013