Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao

Những ngày gần đây, việc thu hoạch lúa của một số hộ dân ở xã Long An (Long Hồ - Vĩnh Long) gặp khó. Nguyên nhân là do mưa lớn liên tục, lúa bị đổ ngã, máy gặt nằm chờ nhưng không gặt được, người dân buộc phải thuê nhân công cắt tay.
Tuy nhiên, nhân công khan hiếm nên giá thuê rất cao, lên tới 400.000 đ/công (cắt và bó), trong khi giá gặt máy khoảng 250.000 đ/công.
Bà Phan Thị Cẩm Chương (ấp Bà Lang) chuẩn bị thu hoạch 7 công lúa OM 5451 cho biết: Lúa chín huốt 5 ngày rồi mà mưa liên tục nên chưa thu hoạch được. Ngoài ra, khoảng 10 hộ dân trong ấp cũng gặp trường hợp tương tự.
Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, nếu cắt tay rồi còn phải mướn suốt và chở lúa về… thì chi phí thu hoạch đã lên tới khoảng 600.000 đ/công, lợi nhuận chỉ còn chừng 400.000 - 500.000 đ/công.
Thu hoạch chạy mưa nên ngoài việc chi phí tăng cao, tốn thêm công phơi lúa, nông dân còn lo lúa xấu - khó bán.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.